Đau mạn tính và các biện pháp khắc phục

Đau là một trong những triệu chứng thường gặp, khiến người bệnh đến gặp bác sĩ. Nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân tiến triển thành hội chứng đau mạn tính. Đau mạn tính luôn là mối quan tâm hàng đầu, vì nhiều người lạm dụng thuốc để điều trị, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

1. Đau mạn tính là gì?

Theo Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP), đau là một cảm giác khó chịu và sự chịu đựng về cảm xúc, chủ yếu đi kèm theo tổn thương thực sự hay tiềm ẩn của tổ chức hoặc mô tả như là tổn thương tổ chức.

Đau là một biểu hiện liên quan đến chấn thương nhiều bệnh lý và đây là lý do người bị đau sử dụng các thuốc thông thường, thuốc cấp cứu, thuốc điều trị khớp, thuốc điều trị thần kinh... Tuy nhiên, trong điều kiện bệnh lý, cảm giác đau kéo dài có thể dẫn đến suy nhược nghiêm trọng. Điều đặc biệt, đau mạn tính là chứng đau dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần, làm cho cơ thể bị phá hủy về thể lực và tâm lý. Thông thường nhiều người bệnh đến khám thường than phiền bị đau dai dẳng kéo dài trên 3 tháng, đã điều trị mà không dứt hoặc điều trị hết ngay giai đoạn đó nhưng vẫn tái đi tái lại trong vòng 3 tháng… Như vậy, những người bệnh này đều thuộc vào nhóm đau mạn tính.

Theo các nghiên cứu, đau mạn tính ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người ở Hoa Kỳ, chiếm hơn 20% lượt khám ngoại trú và tốn kém chi phí khoảng 100 tỷ đô la mỗi năm. Trong đó, việc sử dụng và lạm dụng thuốc gây nghiện để điều trị đau mạn tính đang là một vấn đề đáng lo ngại.

Đau mạn tính luôn là một mối quan tâm hàng đầu của y tế và xã hội, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và cả gia đình. Do vậy, việc đánh giá đau toàn diện là cần thiết để lập kế hoạch điều trị đạt hiệu quả cao.

Đau mạn tính và các biện pháp khắc phục

Đau mạn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở tuổi trên 40.

2. Nguyên nhân đau mạn tính

Đau mạn tính có nhiều nguyên nhân, trong đó những bệnh đau mãn tính thường gặp như: Đau cột sống , đau khớp, đau đầu, đau sau Zona (loại bệnh đặc thù của đau mãn tính, thời gian điều trị kéo dài), đau sau tai biến (thường gặp ở bệnh viêm dính khớp)...

Đau mạn tính cũng có thể không xác định được nguyên nhân.

Theo các nhà nghiên cứu phân loại trong nhóm bệnh gây đau mạn tính, người ta chia đau mạn tính ở người bệnh ung thư , HIV/AIDS, bệnh xơ cứng teo cơ một bên, bệnh xơ cứng rải rác, giai đoạn cuối của suy tạng, bệnh phổi tắc nghẽn tiến triển, suy tim sung huyết nặng, bệnh Parkinson.

Nhóm tiếp theo là đau mạn tính ở những bệnh không ác tính như: Đau ở người bệnh mắc cơ-xương mạn (đau tủy sống hay đau lưng thấp, viêm khớp thoái hóa mạn, viêm xương - khớp, viêm khớp dạng thấp, đau cơ - mặt, đau do thấp, đau đầu mạn, đau nửa đầu, đau xương…). Đau do các nguyên nhân của bệnh thần kinh, đau sau tổn thương thần kinh và đau sau đoạn chi, bệnh thần kinh do đái tháo đường , các hội chứng đau từng vùng phức tạp (type I và type II), co thắt cơ xương, đau dây thần kinh sau mụn rộp (herpes), đau mạn sau phẫu thuật. Đau mạn tính ở các bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu hồng cầu liềm… Tuy nhiên, lưu ý rằng các loại đau này không hoàn toàn do một nguyên nhân, một cơn đau tái phát có thể có nguyên nhân do cơ xương khớp hay do đè nén, nếu có chung một cơ chế chính là chèn ép rễ thần kinh.

Đau mạn tính và các biện pháp khắc phục

Đau mạn tính do nhiều nguyên nhân, người bệnh cần khám kỹ để được đánh giá toàn diện thể trạng cũng như tâm lý.

Theo các nghiên cứu, đau mạn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở tuổi trên 40. Tình trạng đau mạn tính ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, bao gồm các hoạt động thể lực, học hành, ngủ, các quan hệ gia đình - xã hội và có thể dẫn đến buồn phiền, trầm uất, mất ngủ , mỏi mệt, thay đổi tâm tính.

Trên thực tế, có người bệnh đau buốt khó chịu, dai đẳng, đến rất nhiều bác sĩ khám và điều trị nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Có người bị cơn đau hành hạ hơn 10 năm, phẫu thuật rất nhiều lần, tốn kém chi phí điều trị nhưng không trị dứt điểm được.

3. Khi bị đau mạn tính cần làm gì?

Đau do nhiều nguyên nhân, bởi vậy người bệnh đau mạn tính cần khám kỹ và được đánh giá toàn thiện thể trạng cũng như tâm lý. Xác định nguyên nhân gốc là yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị. Việc điều trị tuỳ thuộc vào từng cá nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp. Với phương châm điều trị đa mô thức, phối hợp các chuyên khoa như răng hàm mặt, cột sống… cùng với khoa thần kinh, tâm lý, phục hồi chức năng... nhằm thực hiện điều trị tích cực bệnh lý cụ thể (cột sống, răng hàm mặt…) cùng vật lý trị liệu, tư vấn tâm lý… Bởi vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc giảm đau hoặc các thuốc kèm theo cần dùng đúng liều lượng chỉ định, người bệnh không tự ý thay đổi hoặc bỏ thuốc.

Tình trạng đau mạn tính ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và luôn là mối quan tâm hàng đầu của y tế và xã hội.

Ngoài ra, người bệnh đau mạn tính cần thay đổi lối sống để giảm đau hiệu quả bằng cách tập luyện yoga, thiền, tập một môn nghệ thuật và âm nhạc trị liệu, bơi, tập dưỡng sinh…

Hằng ngày cần ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, chú trọng nhiều hơn đến cơ thể và hình thức. Giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm căng thẳng.

Một điểm chú ý, việc giảm đau tốt hơn nữa là cần hỗ trợ từ bạn bè, người thân… Chính vì vậy, hãy chia sẻ cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ của những người thân quanh mình.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.