Không vì áp lực tiến độ mà làm ẩu, quyết tâm đến 31/10 giải ngân đầu tư công đạt trên 81%

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định, không vì áp lực tiến độ giải ngân mà làm ẩu; chất lượng công trình cũng như trình tự hồ sơ, thủ tục phải đảm bảo. Đây là quan điểm chỉ đạo và yêu cầu thực hiện xuyên suốt.

Không vì áp lực tiến độ mà làm ẩu, quyết tâm đến 31/10 giải ngân đầu tư công đạt trên 81%

Sáng 2/10, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Thường trực Tỉnh ủy nghe tiến độ giải ngân đầu tư công trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua; giải pháp thực hiện thời gian tới.

Dự họp có Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Hà Tĩnh thuộc nhóm giải ngân cao vốn địa phương cao nhất cả nước

Với những giải pháp chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh, công tác triển khai và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, khối lượng vốn giải ngân trong tháng 9/2020 tăng mạnh so với những tháng đầu năm; đặc biệt là nhóm các nguồn vốn do địa phương quản lý tăng từ 62,1% trong tháng 8, lên 71,1% trong tháng 9/2020, thuộc nhóm các tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao nhất của cả nước.

Không vì áp lực tiến độ mà làm ẩu, quyết tâm đến 31/10 giải ngân đầu tư công đạt trên 81%

Thi công dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi Hói Sóc - Cầu Nậy ở Cẩm Xuyên có tổng mức đầu tư hơn 72 tỷ đồng.

Cụ thể, khối lượng vốn giải ngân từ 31/8 đến 30/9/2020 đạt trên 900 tỷ đồng, tương đương khối lượng giải ngân trong tháng 8 và tăng gấp 2,5 lần so với tháng 7/2020.

Bên cạnh 67 địa phương, chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân trên 60% kế hoạch như: UBND các huyện Đức Thọ (72%), Kỳ Anh (69%), Nghi Xuân (61%), Đài Phát thanh truyền hình tỉnh (97%), Trường Đại học Hà Tĩnh (87%), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh (81%)..., cũng có 36 đơn vị, chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 60%, trong đó, có 21 đơn vị đạt dưới 30%.

Một số dự án có tổng vốn kế hoạch lớn nhưng tỷ lệ giải ngân còn đạt thấp, như: Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang giai đoạn 1, giai đoạn 2; Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Hà Tĩnh.

Không vì áp lực tiến độ mà làm ẩu, quyết tâm đến 31/10 giải ngân đầu tư công đạt trên 81%

Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Ngô Xuân Ninh: Hiện trên địa bàn có 2 dự án vướng GPMB. Sau 15/10, huyện sẽ triển khai phương án bảo vệ thi công.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các địa phương, chủ đầu tư thẳng thắn nhìn nhận, làm rõ những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.

Theo đó, ngoài các khó khăn, vướng mắc chung do thay đổi quy định về tiêu chuẩn, định mức và trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chi phí chuẩn bị đầu tư từ đầu năm và một số nguồn vốn mới được giao bổ sung trong năm, thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên vẫn là: Một số địa phương, đơn vị chưa thực sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt trong triển khai hoàn thành thủ tục đầu tư dự án; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa cao.

Không vì áp lực tiến độ mà làm ẩu, quyết tâm đến 31/10 giải ngân đầu tư công đạt trên 81%

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình: Huyện đã tập trung đồng bộ các giải pháp để giải ngân đầu tư công đạt kết quả khá, trong đó, nguồn ngân sách huyện có tỷ lệ giải ngân đạt cao nhất với 84%.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù, khó khăn trong di dời các công trình tiện ích, chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành. Đây vẫn đang là nút thắt lớn đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công.

Không vì áp lực tiến độ mà làm ẩu, quyết tâm đến 31/10 giải ngân đầu tư công đạt trên 81%

Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Nguyễn Tiến Dũng: Không vì áp lực tiến độ giải ngân mà làm giảm chất lượng công trình cũng như chất lượng hồ sơ.

Đặc biệt, đối với các dự án sử dụng vốn ODA, ngoài các vướng mắc chung trong công tác GPMB thì khó khăn lớn nhất là việc cân đối ngân sách địa phương (cấp huyện) để thực hiện công tác GPMB theo cam kết tại các Hiệp định vay vốn.

Không vì áp lực tiến độ mà làm ẩu, quyết tâm đến 31/10 giải ngân đầu tư công đạt trên 81%

Để giải ngân hết 100% kế hoạch vốn được giao, các cấp, ngành cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng cơ bản; đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện thủ tục đầu tư, khẩn trương đấu thầu triển khai thi công đối với các dự án khởi công mới.

Các đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định số 2473/QĐ-UBND ngày 4/8/2020 cần tiếp tục theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện và giải ngân các dự án theo đúng đường găng tiến độ đã cam kết.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng

Phấn đấu đến 31/10 đạt lệ giải ngân trên 81%

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn ghi nhận các chủ đầu tư, các địa phương, BQL dự án đã tập trung đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt, phối hợp tốt với các ngành chuyên môn cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để có kết quả giải ngân đầu tư công đạt gần 70%, đứng thứ 12 cả nước.

Không vì áp lực tiến độ mà làm ẩu, quyết tâm đến 31/10 giải ngân đầu tư công đạt trên 81%

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Không vì áp lực tiến độ giải ngân mà làm ẩu, chất lượng công trình, trình tự hồ sơ, thủ tục phải đảm bảo. Đây là quan điểm chỉ đạo, thực hiện xuyên suốt.

Bí thư Tỉnh ủy cũng cho rằng, tỷ lệ giải ngân các địa bàn, lĩnh vực không đều; vẫn để những tồn đọng nhưng chưa dồn sức giải quyết; các dự án nhỏ lẻ tỷ lệ giải ngân thấp; đặc biệt là công tác GPMB chưa tốt.

Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, không vì áp lực tiến độ giải ngân mà làm ẩu; chất lượng công trình, trình tự hồ sơ, thủ tục phải đảm bảo. Đây là quan điểm chỉ đạo và yêu cầu thực hiện xuyên suốt.

“Việc đảm bảo cao nhất tỷ lệ giải ngân năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề cho giải ngân năm 2021 và cả nhiệm kỳ. Sau cuộc họp này, các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư rà soát và có giải pháp chi tiết từng công trình; hoàn chỉnh hồ sơ và tổ chức thi công nhanh nhất, quyết tâm đến 31/10 đạt tỷ lệ giải ngân trên 81%” - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nâng cao năng lực hoạt động của cảng quốc tế Lào - Việt Nam

Nâng cao năng lực hoạt động của Cảng quốc tế Lào - Việt

Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Giá vàng hôm nay 27/4/2025: Tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay 27/4/2025: Tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay 27/04/2025: Giá vàng trong nước tăng nhẹ trở lại về mốc 121 triệu. Trong khi đó, giá vàng thế giới tiếp tục xu hướng giảm, hiện giao dịch quanh mức 3.320 USD/ounce, giảm hơn 1% so với phiên trước.
Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Sáng 26/4, kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng BCĐ cho rằng, phải “thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phát triển ngành công nghiệp đường sắt phục vụ 2 mục tiêu 100 năm của đất nước.
Hộ kinh doanh góp phần lan tỏa niềm tự hào dân tộc

Hộ kinh doanh góp phần lan tỏa niềm tự hào dân tộc

Mừng đón 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hộ kinh doanh tại Hà Tĩnh đã tung ra loạt sản phẩm mới lạ, độc đáo, mang đậm tinh thần tự hào dân tộc, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.