“Trợ thủ” đẩy lùi tín dụng đen ở huyện miền biển Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Gần 20 năm phát triển, xây dựng chỗ đứng vững chắc trên địa bàn, Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) liên xã Kim Bằng (Lộc Hà - Hà Tĩnh) hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, hạn chế hoạt động tín dụng đen trên địa bàn.

“Trợ thủ” đẩy lùi tín dụng đen ở huyện miền biển Hà Tĩnh

Thủ tục đơn giản, nhanh gọn nên người dân dễ dàng đến làm hồ sơ vay, gửi tiền.

Được thành lập từ năm 2003, ban đầu là Quỹ TDND Thạch Kim, sau đó, nhận thấy nhu cầu của người dân ngày càng lớn, Quỹ tiếp tục mở rộng địa bàn sang xã Thạch Bằng (nay là thị trấn Lộc Hà) và lấy tên là Quỹ TDND liên xã Kim Bằng.

Đến nay, tổng vốn hoạt động của quỹ trên 103 tỷ đồng, trong đó, vốn huy động trong nhân dân đạt hơn 63 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay hơn 94 tỷ đồng. Các thành viên chủ yếu vay vốn mở rộng sản xuất, chế biến, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, đi xuất khẩu lao động, kinh doanh, buôn bán…

“Trợ thủ” đẩy lùi tín dụng đen ở huyện miền biển Hà Tĩnh

Các cán bộ của quỹ xem xét hồ sơ và tiến hành giải ngân cho nhân dân trên địa bàn xã Thạch Kim và thị trấn Lộc Hà.

Các thủ tục từ hồ sơ, thẩm định đến giải ngân đều được các cán bộ thực hiện thuận lợi và hết sức nhanh chóng nên nhiều thành viên, hộ gia đình đã có trong tay nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.

Với sự hỗ trợ và tư vấn từ quỹ, cuối năm 2018, bà Trần Thị Tứ (thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim) đã mạnh dạn vay gần 700 triệu để đầu tư kho lạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh thuỷ hải sản ở khu vực gần cảng Cửa Sót.

“Sau khi đầu tư kho lạnh rộng hơn, việc kinh doanh cũng thuận lợi. Kho lớn nên mình có thể chứa được khối lượng thủy hải sản lớn, chủ động trong hoạt động mua bán hàng hóa. Quan trọng nhất là khi nguồn hàng chất lượng, mình có thể trữ đông được nhiều, sau đó, cung ứng đi khắp trong và ngoài tỉnh, ổn định hoạt động của cơ sở, phát triển kinh tế cho gia đình” - bà Tứ cho hay.

“Trợ thủ” đẩy lùi tín dụng đen ở huyện miền biển Hà Tĩnh

Bà Trần Thị Tứ (thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim) đầu tư kho đông lạnh quy mô lớn với hơn 700 triệu từ tiền vay của quỹ.

Cũng nhờ vốn vay của Quỹ TDND mà cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Hiền (thôn Long Hải, xã Thạch Kim) đang từng bước đổi thay.

Chị Hiền cho biết: “Với nguồn vốn ban đầu khoảng 390 triệu, chồng tôi đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, có thu nhập ổn định. Thời điểm gia đình tôi cần một khoản tiền khá lớn, quỹ đã giải quyết các thủ tục rất nhanh chóng. Quỹ TDND giúp gia đình mở đường làm ăn, có cuộc sống mới".

“Trợ thủ” đẩy lùi tín dụng đen ở huyện miền biển Hà Tĩnh

Nhiều người dân vay vốn để đánh bắt, nuôi trồng thủy hản sản, từng bước ổn định cuộc sống tại địa phương.

Không chỉ giúp nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, Quỹ TDND liên xã Kim Bằng còn có nhiều đóng góp tích cực vào việc đẩy lùi tín dụng đen ở địa phương.

Chủ tịch UBND xã Thạch Kim Hà Minh Tân cho biết: “Thời gian qua, trên địa bàn xã Thạch Kim đã xuất hiện tình trạng chơi phường, hụi, cho vay hoặc nhận tiền gửi với lãi suất cao... khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn vì bị siết nợ hoặc bị mất trắng số tiền tích góp.

Nhờ sự hoạt động ổn định của Quỹ TDND liên xã Kim Bằng với độ an toàn cao, thủ tục đơn giản, rõ ràng, bà con đã dần tin tưởng và chủ động đến vay hoặc gửi tiết kiệm tại đây, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn”.

Quỹ đã tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu về mối nguy của tín dụng đen và tham gia gửi tiền tại quỹ; tăng cường huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong dân cư.

“Trợ thủ” đẩy lùi tín dụng đen ở huyện miền biển Hà Tĩnh

Người dân xã Thạch Kim tin tưởng vay vốn tại quỹ để phát triển sản suất.

Ông Từ Đức Trường - Giám đốc Quỹ cho biết: “Với phương châm tương trợ, đồng hành cùng bà con, quỹ luôn giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế cho người dân địa phương, từ đó giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng người dân thiếu vốn phải đi vay với lãi suất cao”.

Đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn bằng thủ tục thuận lợi, nhanh chóng, Quỹ TDND liên xã Kim Bằng đang ngày càng chiếm được lòng tin của nhân dân, tạo điều kiện để người dân có “vốn dắt lưng”, đầu tư sinh lời, ổn định cuộc sống.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.
Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Từ 15h ngày 5/5, giá xăng RON 95 giảm 50 đồng xuống 19.580 đồng/lít. Từ đầu năm 2025, mặt hàng này đã có 9 lần tăng giá và 9 lần giảm giá.