Đây mới là “sát thủ ngầm” cực bẩn, nhà nào cũng mắc

Trong thời tiết nồm ẩm, để ngăn chặn thực phẩm bị hư hỏng, tủ lạnh trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi tủ lạnh lại là nơi bẩn thứ 2 trong ngôi nhà, có nguy cơ gây bệnh nếu bạn phạm phải 5 điều này.

Theo “Báo cáo sức khỏe gia đình” của Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu (Global Hygiene Council - GHC), tủ lạnh là nơi bẩn thứ 2 trong ngôi nhà, có trung bình 11.4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, bẩn hơn cả nhà vệ sinh.

Do đó, dù mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó sẽ mang lại rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người.

Đây mới là “sát thủ ngầm” cực bẩn, nhà nào cũng mắc

Thịt, trứng, thịt gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa, rau... đều có thể trở thành nguồn lây nhiễm Listeria.

Dưới đây là 5 cách sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm cực sai, nếu không thay đổi ngay, hãy cẩn thận với bệnh tật.

1. Thức ăn lưu trữ quá lâu trong tủ lạnh

Chúng ta đều biết rằng hầu hết các vi khuẩn khó sinh sôi ở nhiệt độ thấp (lạnh), nhưng cũng có một số loại vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt này, thậm chí người ta còn gọi nó với cái tên “sát thủ tủ lạnh” - vi khuẩn Listeria.

Vi khuẩn này có ở khắp mọi nơi. Thịt gia súc, trứng, thịt gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa, rau... đều có thể trở thành nguồn lây nhiễm Listeria.

Người lớn khỏe mạnh sẽ gặp các triệu chứng cúm sau khi nhiễm vi khuẩn này. Trong khi đó, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể gặp các triệu chứng gây tử vong như khó thở, nôn mửa, sốt và thậm chí viêm màng não và nhiễm trùng huyết sau khi nhiễm khuẩn.

Do đó, điều cực kỳ quan trọng là thực phẩm trong tủ lạnh nên được sử dụng kịp thời (càng sớm càng tốt), tránh để lâu trong tủ lạnh, tạo điều kiện cho Listeria phát triển.

Đây mới là “sát thủ ngầm” cực bẩn, nhà nào cũng mắc

Sắp xếp thực phẩm bên trong tủ lạnh bừa bộn là điều kiện tốt để vi khuẩn sinh sôi.

2. Bảo quản thực phẩm bừa bộn

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, nhiều người sắp xếp thực phẩm bên trong rất bừa bộn, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nhất là khi thực phẩm tươi có thể mang vi khuẩn từ bên ngoài vào trong tủ lạnh.

Nếu bạn đặt thực phẩm tươi và thực phẩm đã nấu chín cùng nhau hoặc đặt thực phẩm tươi xếp đè lên trên thực phẩm nấu chín, vi khuẩn sẽ lây nhiễm vào thực phẩm đã nấu chín thông qua sự khuếch tán và lắng đọng.

Như thế, toàn bộ chiếc tủ lạnh sẽ trở thành một ổ vi khuẩn và nguy cơ mắc bệnh thông qua con đường ăn uống sẽ tăng lên rất nhiều.

Trên thực tế, việc xếp thực phẩm trên các ngăn của tủ lạnh không nên được thực hiện ngẫu nhiên. Nhiệt độ của mỗi ngăn có sự khác nhau, do đó nên sắp xếp một cách khoa học.

Ví dụ, kệ cửa của tủ lạnh thích hợp để lưu trữ các thực phẩm có tính kháng khuẩn như gừng, tỏi, thìa là...

Thực phẩm đã nấu chín, trứng, rau và các thực phẩm có thời gian bảo quản hoặc thời gian ăn ngắn nên được để ở ngăn dưới.

3. Ăn thức ăn lạnh ngay sau khi lấy ra

Nhiều người đã bị đau đầu sau khi ăn kem và các thực phẩm lạnh khác là bởi nhiệt độ của thức ăn lấy ra khỏi tủ đông thường thấp hơn -6 độ C, rất khác với nhiệt độ bình thường của khoang miệng con người là 36,5 độ C.

Việc ăn ngay khi vừa lấy ra khỏi tủ sẽ kích thích niêm mạc miệng, gây ra co thắt dây thần kinh khiến có hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Để tránh gặp phải tình trạng này, thực phẩm sống và lạnh lấy ra khỏi tủ lạnh nên được giữ ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian ngắn trước khi ăn.

4. Cất trữ quá nhiều thực phẩm sống và lạnh

Trong mùa dịch, chúng ta có xu hướng cất trữ nhiều thức ăn lạnh và sống hơn. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh có thể khiến dạ dày và ruột bị kích thích bởi nhiệt độ thấp.

Các mao mạch trong dạ dày và ruột sẽ co lại ngay lập tức, lưu lượng máu giảm, tốc độ lưu thông máu chậm lại và dẫn đến việc tiết dịch tiêu hóa bị giảm.

Từ đó, chức năng sinh lý của đường tiêu hóa bị rối loạn, gây ra các triệu chứng như chuột rút bụng và nôn mửa.

Ngay cả khi thực phẩm sống và lạnh mang lại cho chúng ta cảm giác khoan khoái, mát lạnh, bạn vẫn phải kiểm soát lượng tiêu thụ để tránh gây khó chịu đường tiêu hóa.

5. Tủ lạnh không được làm sạch kịp thời

Mặc dù nhiệt độ trong tủ lạnh thấp, nhưng nó lại là một môi trường kín. Đôi khi bạn mở tủ lạnh ra sẽ cảm nhận được một số những mùi lạ đến từ các chất chuyển hóa của vi khuẩn trimethylamine, methyl mercaptan, hydro sulfide... đang “nghỉ mát” trong chiếc tủ.

Đây mới là “sát thủ ngầm” cực bẩn, nhà nào cũng mắc

Cần thường xuyên vệ sinh, sắp xếp có trật tự các thực phẩm trong tủ lạnh.

Những khí độc hại này trộn lẫn với nhau sẽ làm tăng tốc độ hư hỏng của thực phẩm. Những người bị dị ứng và trẻ nhỏ cũng có thể gặp các triệu chứng như ho, đau, tức ngực sau khi hít phải không khí này.

Nói tóm lại, thường xuyên vệ sinh, sắp xếp có trật tự, ăn uống lành mạnh và nấu chín kỹ là những điều bạn cần “khắc cốt ghi tâm” khi sử dụng tủ lạnh.

Mẹo làm sạch tủ lạnh đơn giản đến bất ngờ

Đây mới là “sát thủ ngầm” cực bẩn, nhà nào cũng mắc

Sử dụng baking soda

Từ lâu baking soda đã được mọi người biết đến với công dụng kháng khuẩn cực mạnh và an toàn. Bạn chỉ cần pha hỗn hợp baking soda với nước tủ lệ 1:10.

Sau đó bạn lấy 1 chiếc khăn mềm và sạch thấm vào dung dịch tiến hành lau chùi hết tủ lạnh. Tiếp tục để yên trong vòng 5 phút sau thì thấp lại với nước lau sạch. Đảm bảo tủ lạnh nhà bạn sẽ sạch bong như ý.

Sử dụng dấm ăn

Dấm ăn được sử dụng thường xuyên trong việc chế biến và nấu nhiều món ăn. Trong dấm ăn có axit giúp kháng khuẩn và làm sạch vết bẩn.

Bạn chỉ cần lấy chiếc khăn vải mềm thấp vào nước giấm. Tương tự, bạn làm sạch bằng cách lau khắp tủ lạnh theo tỷ lệ dấm/nước là 1/3 bạn nhé!

Sử dụng chanh và dầu oliu

Nước cốt chanh và dầu oliu một hỗn hợp được sử dụng để chị em làm đẹp nay lại là một phương pháp làm sạch tủ lạnh cực an toàn

Bạn chỉ cần lấy 3 muỗng dầu oliu, 3 muỗng nước cốt chanh pha vào nhau. Tương tự dùng khăn sạch và mềm thấm vào dung dịch và lau khắp tủ lạnh. Để yên như vậy trong vòng 5 phút, sau đó lau lại một lần nữa với nước sạch, tủ lạnh sẽ nhanh chóng sạch bong.

Sử dụng quả tắc hoặc chanh

Lượng axit trong những loại quả này giúp bạn nhanh chóng đánh bay những vết bẩn một cách an toàn.

Bạn chỉ cần vắt 2 quả chanh hoặc 4 quả tắc lấy nước cốt, sau đó lấy khăn thấp vào dung dịch đem lau sạc tủ lạnh. Bạn cũng có thể pha chanh với nước cho vào bình xịt kính và lau mọi ngóc ngách tủ lạnh nhà bạn nhé!

Sử dụng vỏ bưởi, cam, chanh, quất

Mẹo làm sạch tủ lạnh được cho là đơn giản nhất. Bạn chỉ cần lấy vỏ những quả trên sau đó để vào góc tủ lạnh để giúp tủ lạnh thơm và sạch hơn.

Sử dụng kem đánh răng

Kem đánh răng có chức năng tẩy nhẹ. Bạn có thể lấy một ít kem đánh răng cho vào bà chải và chà đi chà lại trên vết ố trong tủ lạnh bạn nhé!

Thường xuyên dọn dẹp tủ lạnh và sắp xếp đồ ăn hợp lý

Để ngăn chặn mùi hôi và vết bẩn, bạn hãy phân loại và bảo quản từng loại thực phẩm một cách hợp lý nhất. Tránh để pha tạp mùi khó chịu.

Đặc biệt bạn nên dọn dẹp tủ lại thường xuyên, đem bỏ thức ăn cũ lâu ngày đi để tránh mùi hôi và tạo những vết ố đáng ghét.

Hy vọng với những mẹo làm sạch tủ lạnh trên sẽ giúp tủ lạnh gia đình bạn luôn thơm tho sạch bóng!

Theo QQ, Kknews, The Health

Đọc thêm

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.