Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

(Baohatinh.vn) - Sau 11 năm tạm dừng bóc đất tầng phủ khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà - Hà Tĩnh), dù còn nhiều khó khăn nhưng các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng dự án đã từng bước ổn định cuộc sống, tập trung đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

Thời gian qua, Nhân dân Thạch Hải đã tập trung cho xây dựng NTM, phát triển sản xuất

Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư. Tháng 9/2009, TIC chính thức khởi động dự án bằng việc thực hiện thử nghiệm công nghệ và bóc đất tầng phủ.

Sau 2 năm kể từ ngày khởi công, đến tháng 7/2011, TIC thực hiện bóc đất tầng phủ đến độ sâu -28m, đạt 12,7 triệu m3. Tuy nhiên, quá trình bóc đất tầng phủ đã xuất hiện những bất cập trong thiết kế kỹ thuật, công nghệ khai thác và đối mặt với những khó khăn tài chính.

Đến tháng 11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phải cho tạm dừng dự án để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật và tái cơ cấu cổ đông.

11 năm kể từ thời điểm tạm dừng bóc đất tầng phủ khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), dù những khó khăn, hệ lụy từ dự án dang dở còn nhiều nhưng các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng đã, đang từng bước ổn định cuộc sống, tập trung đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Video: Bà Trần Thị Ngọc - chủ nhà hàng Hồng Ngọc mong được ổn định để đầu tư phát triển kinh doanh

Bà Trần Thị Ngọc - chủ nhà hàng Hồng Ngọc ở bãi tắm Thạch Hải cho biết, mặc dù đang nằm trong “quy hoạch treo” nhưng những năm gần đây, khi dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê tạm dừng, các nhà hàng tại đây đã trở lại hoạt động, mang lại nguồn thu khá ổn định. Các hộ kinh doanh đã từng bước “tái đầu tư” cơ sở vật chất để phục vụ du khách.

“Mong muốn của chúng tôi là Chính phủ sớm có quyết định chính thức việc dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê để người dân yên tâm đầu tư kinh doanh, ổn định cuộc sống” - bà Ngọc bày tỏ.

Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

Với vị trí gần TP Hà Tĩnh, giao thông thuận lợi, bãi tắm đẹp…, biển Thạch Hải là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.

Với vị trí gần thành phố Hà Tĩnh, giao thông thuận lợi, bãi tắm đẹp…, biển Thạch Hải là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, những năm qua, huyện Thạch Hà đã đầu tư kinh phí nâng cấp, tu sửa cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng; môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Các chủ cơ sở kinh doanh cũng chủ động sửa chữa, gia cố lại nhà hàng, chuẩn bị đủ các loại hải sản tươi sống, phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tham quan, tắm biển và thưởng thức ẩm thực của du khách.

Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

Các nhà hàng ven biển Thạch Hải chuẩn bị hải sản tươi sống phục vụ khách du lịch.

Chủ tịch UBND xã Thạch Hải Bùi Đình Lâm cho biết, năm 2015, sau khi tỉnh có chủ trương cho phép Thạch Hải xây dựng nông thôn mới, cán bộ và Nhân dân địa phương đã hồ hởi, bắt tay “kiến thiết” lại hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất sau nhiều năm “bỏ hoang” do hệ luỵ từ bóc đất tầng phủ. Đến năm 2019, xã Thạch Hải đã xây dựng đạt chuẩn NTM và đến nay có 3/5 khu dân cư đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, những năm qua, huyện Thạch Hà đã đầu tư kinh phí nâng cấp, tu sửa cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng; tạo môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp ở khu vực biển Thạch Hải.

Những năm qua, Nhân dân Thạch Hải đã từng bước đi vào ổn định cuộc sống, đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch biển, tăng thu nhập. Nguyện vọng của cán bộ, Nhân dân Thạch Hải là Trung ương sớm có quyết định chính thức đối với dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê để địa phương có những chiến lược ổn định trong điều hành, phát triển KT-XH và ổn định cuộc sống cho người dân. Chúng tôi mong dừng hẳn việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Ông Bùi Đình Lâm - Chủ tịch UBND xã Thạch Hải
Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

Thạch Hà tổ chức khai trương lễ hội du lịch biển Thạch Hải năm 2022.

Thạch Khê là xã nằm trung tâm của vùng khai thác mỏ sắt Thạch Khê với hơn 80% hộ dân bị ảnh hưởng, phải di dời. Kể từ khi bị ảnh hưởng hệ lụy của việc triển khai bóc đất tầng phủ mỏ sắt Thạch Khê, địa phương luôn phải đối mặt với khó khăn trong phát triển kinh tế và ổn định đời sống dân sinh.

Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

Thạch Khê có đường ven biển đi qua địa bàn, tạo nhiều thuận lợi cho phát triển TM-DV

Vượt lên khó khăn, cán bộ và Nhân dân Thạch Khê đã chung sức, đồng lòng quyết tâm đưa xã đạt chuẩn NTM năm 2017. Từ đó đến nay, Nhân dân Thạch Khê càng có thêm động lực để nâng cấp các tiêu chí NTM, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu và đầu tư phát triển sản xuất.

Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

Cảnh quan môi trường NTM xã Thạch Khê được chỉnh trang, nâng cấp.

“Những năm qua, Nhân dân chúng tôi đã đóng góp hàng tỷ đồng xây dựng, sửa sang nhà cửa và hạ tầng thiết yếu như: nhà văn hoá thôn, khu vui chơi thể thao... để phục vụ cuộc sống. Mong muốn của chúng tôi là dừng khai thác mỏ sắt để yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống” - ông Phan Xuân Hội ở thôn Thanh Lan, xã Thạch Khê bày tỏ.

Video: Chủ tịch UBND xã Thạch Khê Phan Xuân Mậu nói về hệ luỵ dự án dang dở

Chủ tịch UBND xã Thạch Khê Phan Xuân Mậu cho biết, vùng biển Thạch Hải đang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ. Địa phương đã dành một phần quỹ đất, bố trí khu thương mại dịch vụ với diện tích 200 ha bám đường ven biển, rất thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư rất quan tâm, đến tìm hiểu. Tuy nhiên, do đang nằm trong vùng quy hoạch khai thác mỏ sắt Thạch Khê nên việc xúc tiến đầu tư chưa thể triển khai".

Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

Hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn xã Thạch Khê ngày càng khởi sắc

Đến cuối năm 2020, 5 xã vùng bị ảnh hưởng khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Khê, Thạch Hải, Đỉnh Bàn, Thạch Trị, Thạch Lạc) đã đạt chuẩn NTM. Các địa phương cũng đã, đang từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Đề nghị dừng khai thác sắt Thạch Khê để người dân vùng moong mỏ an cư lạc nghiệp

Cán bộ xã Thạch Khê và thôn Thanh Lan kiểm tra tình hình sạt lở bờ mong mỏ Thạch Khê.

Mới đây, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Thạch Hà. Các cử tri đã có nhiều ý kiến đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê; đồng thời, đề nghị cần có giải pháp khắc phục một số khó khăn trước mắt của người dân các xã sống xung quanh mỏ sắt như: xây dựng nhà ở, cấp GCN quyền sử dụng đất, tách hộ, vay vốn; khắc phục tình trạng bờ bao của Công ty CP Sắt Thạch Khê xây quá cao khiến nước không thoát được, gây ngập úng, thiệt hại cho người dân...

Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng quặng trên 544 triệu tấn, được coi là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á. Điểm hạn chế của mỏ là gần biển (bờ mong mỏ phía Đông Bắc chỉ cách bờ biển 500m), hàm lượng kẽm trong quặng sắt lớn (0,071%). Quá trình khai thác mỏ đến độ sâu - 550m sẽ phải bốc đi hơn 700 triệu m3 đất, đá và sẽ thu được 369,9 triệu tấn quặng nguyên khai. Tuổi thọ mỏ Thạch Khê là 52 năm.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Mỏ sắt Thạch Khê

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.