Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thu phí 5 cao tốc gồm Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Theo Đề án do Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Xây dựng, 4 cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Luật Đường bộ nên được đề xuất mức phí thấp nhất là 900 đồng/km với xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện thu phí (đường 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục) được đề xuất mức phí thấp nhất là 1.300 đồng/km.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Ảnh: Việt Quốc.
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Ảnh: Việt Quốc.

Cục Đường bộ Việt Nam tính toán khi thu phí 5 cao tốc nêu trên, sau khi trừ chi phí tổ chức thu, mỗi năm sẽ nộp ngân sách khoảng 1.700 tỷ đồng.

Hồi đầu năm, Cục Đường bộ Việt Nam đã dự thảo hai mức phí. Trong đó mức 1 áp dụng với cao tốc đã hoàn thành, đạt tiêu chuẩn; mức 2 với cao tốc chưa đạt chuẩn như chưa có trạm dừng nghỉ, làn dừng khẩn cấp, đường gom. Mức phí cụ thể như sau (đơn vị đồng/km):

Nhóm Phương tiện chịu phí Mức 1 Mức 2
1 Xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt vận tải hành khách công cộng 1.300 900
2 Xe từ 12 đến 30 chỗ, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn 1.950 1.350
3 Xe từ 31 chỗ trở lên, xe tải từ 4 đến dưới 10 tấn 2.600 1.800
4 Xe tải từ 10 đến dưới 18 tấn, xe container dưới 40 feet 3.250 2.250
5 Xe tải từ 18 tấn trở lên, xe container từ 40 feet trở lên 5.200 3.600

Về thời hạn thu phí, theo Thông tư số 23/2023 của Bộ Tài chính, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết thời gian tính hao mòn thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung và máy móc, thiết bị văn phòng từ 5 đến 8 năm. Do đó, cơ quan này đề xuất thời hạn khai thác tài sản là 7 năm. Cục sẽ quản lý thu, nộp, sử dụng phí đường bộ cao tốc; đồng thời kiểm tra hoạt động, số thu từ cung cấp dịch vụ thu phí của đơn vị vận hành, nhà cung cấp dịch vụ, đảm bảo thu đúng, thu đủ.

Hiện nay cả nước có 12 cao tốc do nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng. Ngoài 5 cao tốc nêu trên, 7 dự án đã khai thác song chưa đủ điều kiện thu phí gồm: Hà Nội - Thái Nguyên, Lào Cai - Kim Thành, Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, TP HCM - Trung Lương. Cục Đường bộ sẽ nghiên cứu để tiếp tục lập đề án khai thác ở giai đoạn sau.

Luật Đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 27/6/2024 đã bổ sung nhiều quy định về quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, trong đó có thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do nhà nước đầu tư.

vnexpress.net

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.