Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trải qua hàng trăm năm, thành Hà Tĩnh nay không còn nữa, nhưng chúng ta hãy lần theo nguồn thư tịch cổ để đi tìm dấu vết thành trì xưa...

Từ xa xưa, việc xây dựng thành trì luôn được chính quyền phong kiến từ trung ương đến địa phương chú trọng, xem đó là công việc trọng đại của quốc gia. Thành Hà Tĩnh cũng được xây dựng với sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu đất nước, lúc bấy giờ là vua Minh Mạng.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Một góc hào thành Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Tùng

Địa danh Hà Tĩnh xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mạng trong một cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn quốc, đã tách 2 phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An, thành lập nên tỉnh Hà Tĩnh. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của Hà Tĩnh với tư cách là một tỉnh.

Sau khi được thành lập, một yêu cầu được đặt ra là cần phải có thành trì để đóng lỵ sở của tỉnh. Năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14 (1833), nhà vua đã cho đắp thành đất Hà Tĩnh. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 88, mặt khắc 24 mô tả rất rõ vị trí địa lý cũng như hình thế, chiều dài của thành và quan phụ trách xây thành.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Quyển 88, mặt khắc 24

Theo đó: “Tháng Giêng đắp thành đất tỉnh Hà Tĩnh (thành mở 4 cửa tiền, hậu, tả, hữu, mỗi mặt đều dài 140 trượng). Trước kia khi chia đặt tỉnh hạt, Tổng đốc, Tuần phủ cùng với Giám thành chọn được chỗ xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, địa thế cao ráo, rộng rãi, đằng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông dài chảy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên thông với sông Nại Giang, dưới thông ra cửa Luật. Đó là một khu đất đẹp. Họ bèn xin đóng thành ở đấy, duy có nước sông hơi mặn, đến đâu phải đào giếng ở đó. Vua sai đình thần bàn lại rồi cho thi hành. Đến bấy giờ lấy 3.000 quân lính ở 2 tỉnh Nghệ - Tĩnh ủy cho Tổng đốc Tạ Quang Cự trông coi mọi việc”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Dấu tích thành Hà Tĩnh. Ảnh: Google Maps

Tháng 3, vua sai Bộ Binh truyền dụ Đổng lý việc xây thành Hà Tĩnh là Tổng đốc Tạ Quang Cự rút những biền binh mà Nghệ An đã phái đi trước, về tỉnh lỵ, rồi chọn lấy 1.000 quân trong tỉnh còn sung sức, không cứ đương ở ban hay đã hạ ban phải chăm huấn luyện thêm đợi kỳ ra quân, đặc cách sai Thự Thống chế Thần sách Hữu dinh là Tôn Thất Bằng thay Tạ Quang Cự làm Đổng lý việc xây thành Hà Tĩnh.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Hệ thống hào phía đông thành Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Tùng

Vào mùa hè, vùng đất Hà Tĩnh có khí hậu rất khắc nghiệt, từ đó cũng sinh ra nhiều dịch bệnh, dân phu đắp thành nhiều người bị bệnh, còn có người bị chết. Biết được điều đó, nhà vua đã ra lệnh cho mua nhiều vị thuốc, sai lương y điều trị. Nếu có kẻ nào chết thì mỗi người được cấp một tấm vải và 3 quan tiền.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Cửa Hậu thành Hà Tĩnh xưa, nay là đường Nguyễn Hữu Thái. Ảnh: Huy Tùng

Tháng 6, việc xây thành Hà Tĩnh đã xong, nhà vua ban thưởng cho những người tham gia, từ quan phụ trách đến dân phu. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 95, mặt khắc 12: “Thưởng cho Đổng lý Tống Phước Lương và Tôn Thất Bằng do Kinh phái đi và từ Đốc, Phủ, Quản vệ trở xuống đều được gia cấp, kỷ lục, tấm sa và bạc có thứ bậc khác nhau. Lại sai các tỉnh thần ấy lấy tiền kho ra thưởng cho dân phu làm thuê. Quảng Trị 4.000 quan, Quảng Nam và Hà Tĩnh mỗi tỉnh 6.000 quan”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Quyển 95, mặt khắc 12

Nhà vua quan tâm sâu sát đến việc đắp thành chứ không chỉ nghe lời tâu của một người. Chính vì vậy, mỗi quyết định đưa ra đều hợp tình, hợp lý với lòng yêu thương dân như con. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 97, mặt khắc 21: “Thự Tuần phủ Hà Tĩnh là Lê Dục Đức, tâu nói:“Con đường phụ trách quanh thành và dinh thự, kho tàng hiện đương sửa chữa. Tính công thấy vượt hơn số dự trù trước là trên 4 vạn công. Vậy xin trách cứ và những người làm thuê”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Quyển 97, mặt khắc 21

Vua dụ: “Ta nghe nói dân tỉnh ấy đến làm việc với tấm lòng sốt sắng như con làm việc cho cha, vốn không phải là lười nhác, chỉ vì gặp mưa nhiều, việc làm phí tổn hơn lên, đến nỗi không được như hạn định. Đó là vì sức không tới thôi. Vả lại, ta từ trước đến nay, một lòng yêu dân, chưa từng đem sức dân dùng phí, vậy sao lại nỡ trút cho dân ta những công việc lực dịch chưa xong này? Vậy chuẩn cho cứ y theo thể lệ thuê mướn, cấp trả tiền và gạo”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Đường Lý Tự Trọng hiện nay là lối vào cửa Hữu thành Hà Tĩnh xưa. Ảnh: Huy Tùng

Như vậy, mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, dịch bệnh nhưng với sự quan tâm của vua Minh Mạng, thành Hà Tĩnh đã được đắp xong trong vòng nửa năm. Đây là công trình thể hiện tinh thần chung sức, chung lòng của vua, quan triều Nguyễn và nhân dân Hà Tĩnh.

Tài liệu tham khảo:

Hồ sơ H22/89, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Hồ sơ H22/97, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Hồ sơ H22/98, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, tập 3, NXB Giáo dục, 2001

( Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV)

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Đô thị loại II

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.