Chỉ số PMI Việt Nam tăng mạnh trong tháng 5
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tăng lên 54,7 điểm trong tháng 5 so với mức 51,7 điểm của tháng 4/2022.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 54,7 điểm trong tháng 5/2022. (Ảnh minh họa)
Theo IHS Markit - công ty thu thập kết quả khảo sát chỉ số PMI, sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 5 với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.
Tăng trưởng của số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng nhanh hơn. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc các công ty tiếp tục phải xây dựng lại đội ngũ nhân viên vào thời điểm giữa quý II.
Việc làm đã tăng tháng thứ hai liên tiếp với tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2021. Hoạt động mua hàng cũng tăng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng.
Mặc dù mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh, tồn kho hàng mua tiếp tục giảm khi hàng hóa đầu vào đã được dùng trong quá trình sản xuất. Tồn kho hàng hóa trước sản xuất đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù mức giảm là nhẹ. Tồn kho thành phẩm cũng giảm.
Tốc độ lạm phát vẫn tăng mặc dù có một số dấu hiệu chậm lại trong tháng 5. Cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với tốc độ chậm nhất trong 3 tháng. Người trả lời khảo sát cho biết, chi phí dầu và khí đốt tăng, cùng với mức tăng của phí vận chuyển cũng tạo thêm áp lực cho lạm phát. Để bù đắp, các công ty đã chuyển gánh nặng giá cả sang cho khách hàng.
Ngoài việc kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu, một ảnh hưởng khác mà các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc đại lục gây ra cho ngành sản xuất Việt Nam là tình trạng chậm chễ trong khâu nhận hàng hóa đầu vào. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã kéo dài với mức độ trầm trọng hơn so với tháng 4. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết những khó khăn trong chuỗi cung ứng cũng là do những vấn đề trong khâu chuyển hàng quốc tế gây ra.
Tâm lý kinh doanh đã tăng tháng thứ hai liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 1/2022.
Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, ông Andrew Harker - Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nói: “Các nhà sản xuất Việt Nam đang ngày càng có thể hoạt động bình thường hơn khi tình trạng gián đoạn do đại dịch dần mất đi, và tháng 5 đã chứng kiến mức tăng mạnh của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, từ đó làm tăng việc làm và hoạt động mua hàng. Cũng có niềm tin ngày càng tăng rằng các công ty sẽ không tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn do COVID-19.
“Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục đã ảnh hưởng lên ngành sản xuất theo hai cách chính - hạn chế nhu cầu hàng xuất khẩu và tiếp tục làm thời gian giao hàng bị kéo dài. Do đó, các công ty hy vọng rằng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc Đại lục cũng có thể bình thường trở lại sớm, từ đó tiếp tục thúc đẩy phục hồi sản xuất ở Việt Nam” – ông Harker nói thêm.
Phương Đặng
(Theo IHS Markit)
{name} - {time}
Các tin đã đưa
Mỹ: Đối tượng xả súng tại siêu thị ở New York bị cáo buộc 25 tội danh
Ukraine và Ba Lan ký văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực
Thương vong trong trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên gia tăng
Thiệt hại kinh tế khiến phương Tây bối rối với quy mô “bơm” vũ khí cho Ukraine
Mùa thu hoạch đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng
1.000 binh sĩ lực lượng hạt nhân Nga tập trận với siêu tên lửa đạn đạo
Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng gặp người đồng cấp Nga
Các hãng hàng không Mỹ hủy hàng nghìn chuyến bay trong kỳ nghỉ lễ
Lào thu giữ hơn 900.000 viên ma túy tổng hợp
Triều Tiên: Số ca có triệu chứng sốt giảm xuống dưới mức 100.000