IEA: Thế giới lần đầu rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự

Các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự.

IEA: Thế giới lần đầu rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự

Một cơ sở cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, cho rằng các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự.

Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng và khả năng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc phục hồi sẽ khiến thị trường thắt chặt, khi công suất LNG chỉ tăng thêm 20 tỷ m3 trong năm tới.

Trong khi đó, quyết định gần đây của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh về việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày là một quyết định “rủi ro” khi IEA nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ ở mức gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay. Đó là điều đặc biệt rủi ro khi một số nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Giá cả tăng trên toàn cầu đối với một số nguồn năng lượng như dầu mỏ , khí đốt tự nhiên và than đá đang khiến người tiêu dùng thêm khó khăn khi lạm phát giá thực phẩm và dịch vụ đang tăng.

Giá cao và khả năng phân phối có thể là điều bất lợi cho người tiêu dùng châu Âu khi mùa đông sắp tới.

Với dầu mỏ, mức tiêu thụ dự kiến tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, khiến thế giới sẽ cần đến dầu mỏ của Nga để đáp ứng nhu cầu.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đề xuất cơ chế cho phép các nước mới nổi mua dầu của Nga nhưng với giá thấp để hạn chế nguồn thu của nước này sau xung đột tại Ukraine. Cơ chế này vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ.

Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ tuần trước cho rằng thế giới vẫn cần dầu của Nga. Một tỷ lệ 80-90% lượng dầu của Nga được cung cấp ra bên ngoài là mức đáng khuyến khích để đáp ứng nhu cầu.

Trong khi đó, dù vẫn còn một lượng lớn dầu trong các kho dự trữ chiến lược có thể được giải phóng khi nguồn cung gián đoạn, hiện chưa có kế hoạch cho điều này.

Theo Lê Minh (Vietnam+)

Đọc thêm

Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Ấn Độ phóng tên lửa vào 9 mục tiêu trên lãnh thổ Pakistan và vùng Pakistan kiểm soát ở Kashmir, trong khi Islamabad tuyên bố bắn rơi 5 máy bay quân sự của đối thủ ở biên giới.
Đức có tân thủ tướng

Đức có tân thủ tướng

Ông Friedrich Merz đã giành đủ sự ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội để trở thành Thủ tướng Đức.
Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Tổng thống Trump bổ nhiệm Ngoại trưởng Rubio làm Cố vấn An ninh Quốc gia, sau khi đề cử ông Mike Waltz làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Khám phá hành trình lịch sử của những chiếc xe quyền lực nhất nước Nga tại Bảo tàng Garage Đặc biệt Moskva – nơi lưu giữ từ ô tô hoàng gia cổ điển đến siêu limousine Aurus hiện đại của Tổng thống Putin.
Gaza bên bờ vực thảm họa

Gaza bên bờ vực thảm họa

Giá thực phẩm tăng vọt, nguồn cung nhiều mặt hàng thiết yếu cạn kiệt, cùng tình trạng phong tỏa viện trợ đang đẩy Gaza đến bờ vực thảm họa nhân đạo tàn khốc.