(Baohatinh.vn) - Việc sắn bắn, mua bán, sở hữu, vận chuyển, xuất nhập khẩu động vật hoang dã… tại Lào có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Lào đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

Việc sắn bắn, mua bán, sở hữu, vận chuyển, xuất nhập khẩu động vật hoang dã… tại Lào có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Lào đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

Thu giữ hàng trăm khẩu súng và các phương tiện săn bắt động vật rừng ở huyện Viengthong, tỉnh Bolikhămxay vào năm 2018.

Từ đầu tháng 6/2023, Bộ Nông Lâm nghiệp Lào giao Cục Kiểm lâm nước này ra thông báo về việc cấm sắn bắn, mua bán, sở hữu, vận chuyển, xuất nhập khẩu động vật hoang dã, xác, các bộ phận và sản phẩm từ động vật hoang dã thuộc danh mục cấm. Nếu vi phạm, đối tượng sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc được tại ngoại và phạt tiền từ 10-50 triệu kíp.

Ngoài ra, nhà chức trách cũng cấm việc sử dụng thịt và các sản phẩm từ động vật hoang dã. Đồng thời, yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo mua bán, xây dựng video, hình ảnh về việc săn bắt, tra tấn các loại động vật hoang dã thuộc danh mục cấm trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Wechat, Youtube, TikTok, Whatsapp… Nếu bị phát thiện, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và phạt tiền từ 3-10 triệu kíp.

Bên cạnh đó, Chính phủ Lào cũng chỉ thị các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và quy định liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã.

Trước đó vào tháng 5/2018, Thủ tướng Chính phủ Lào đã ban hành một chỉ thị về tăng cường kiểm soát, ngăn chặn săn bắt và buôn lậu động vật hoang dã theo Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES), đặc biệt kiểm soát chặt chẽ việc mua bán các cá thể, bộ phận động vật tại các chợ mà trước đây người dân Lào vốn có thói quen sử dụng từ voi, hổ, rùa, tê tê.

Trong năm 2018, chỉ riêng tại Vườn Quốc gia Nam Et-Phou Leuy ở tỉnh Huaphan, miền Bắc của Lào (giáp Thanh Hóa và Nghệ An), cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý hơn 400 vụ săn bắt thú rừng trái phép, thu giữ hàng trăm vũ khí, công cụ săn bắt, chủ yếu là súng và bẫy. Tuy nhiên, về cơ bản, các chế tài xử phạt của chính quyền cơ sở chưa thực sự hiệu quả, tình trạng săn bắt động vật hoang dã vẫn tái diễn.

Tin liên quan:
  • Lào đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã
    Nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã ở Hà Tĩnh

    Các lực lượng chức năng và đơn vị liên quan ở Hà Tĩnh đã tập trung vào cuộc quyết liệt, đồng bộ trong công tác bảo vệ, chăm sóc, cứu hộ các loài động vật hoang dã; tịch thu, tiếp nhận, tái thả về môi trường tự nhiên hơn 3.000 cá thể động vật hoang dã.

  • Lào đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã
    Bảo vệ động vật hoang dã ở Hà Tĩnh, chuyện không của riêng ai

    Động vật hoang dã (ĐVHD) ngày càng bị tận diệt là một trong những yếu tố làm mất cân bằng hệ sinh thái trái đất, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của nhân loại. Chung tay cùng thế giới, nhiều năm qua, Việt Nam nói chung và các cấp chính quyền Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp tích cực bảo vệ ĐVHD.

  • Lào đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã
    Bảo vệ động vật hoang dã từ ý thức, trách nhiệm của người dân

    Thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ và đã hạn chế căn bản tình trạng đánh bắt, giết mổ, tiêu thụ động vật hoang dã và tạo được ý thức của người dân trên lĩnh vực này.

Quốc Khánh


Quốc Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Tin liên quan

Xem nhiều

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]