(Baohatinh.vn) - Lào được coi là đất nước của những lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Tuy nhiên, lễ hội That Luang (Thạt Luổng) là lễ hội lớn nhất, được tổ chức thường niên, thu hút người dân khắp cả nước và Lào kiều ở nước ngoài về dự.

Lào tưng bừng tổ chức lễ hội lớn nhất năm

Lào được coi là đất nước của những lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Tuy nhiên, lễ hội That Luang (Thạt Luổng) là lễ hội lớn nhất, được tổ chức thường niên, thu hút người dân khắp cả nước và Lào kiều ở nước ngoài về dự.

Lào tưng bừng tổ chức lễ hội lớn nhất năm

Tháp That Luang tọa lạc ở trung tâm Thủ đô Vientiane.

90% dân số Lào theo đạo Phật. Tháp That Luang nằm ở trung tâm Thủ đô Vientiane là một trong những địa điểm tâm linh vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với tín đồ Phật giáo ở Lào. Tháp That Luang được xây dựng từ năm 1566, dưới triều Vua Setthathilath theo hình một nậm rượu dát vàng. Tương truyền, trong tháp có lưu giữ xá lợi của đức Phật. Đây cũng là ngôi tháp cổ lớn nhất ở Lào, được đánh giá là một trong những công trình sắc đặc nhất, biểu tượng cho trí tuệ, óc sáng tạo và tinh thần đoàn kết của người dân Lào.

Tại ngôi tháp này, mỗi năm đều diễn ra lễ hội That Luang (có nghĩa là lễ hội xung quanh một ngọn tháp) thu hút hàng triệu người trên khắp mọi miền đất nước Lào, kể cả Lào kiều ở nước ngoài về tham dự.

Bà Vilayvone Chanhthalati - Giám đốc Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch thành phố Vientiane cho biết, lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 4-8/11, tiến hành sau khi Lào kiểm soát được dịch COVID-19 nên quy mô lễ hội rất hoành tráng, có đủ các bước lễ nghi theo truyền thống như: lễ tắm Phật, lễ dâng sản vật, lễ cầu phúc… Ngoài ra, Ban Tổ chức còn bố trí 25 xe buýt, mỗi chiếc vận hành 10 chuyến/ngày, phục vụ miễn phí cho du khách nội đô đến tham dự lễ hội That Luang.

Lào tưng bừng tổ chức lễ hội lớn nhất năm

Hội chợ triển lãm chào mừng năm đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022 được tổ chức tại Trung tâm triển lãm ITEC ở Thủ đô Vientiane từ ngày 3-7/11/2022.

Cũng trong dịp này, Bộ Quốc phòng Lào phối hợp Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng các bộ, ngành liên quan của hai nước tổ chức Hội chợ triển lãm chào mừng năm đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022 tại Trung tâm triển lãm ITEC ở Thủ đô Vientiane, thu hút hơn 100 gian hàng của cả hai nước tham gia (riêng phía Việt Nam có 86 gian hàng).

“Mục tiêu tổ chức lễ hội năm nay là phải đảm bảo an toàn, an ninh, đúng quy định, trình tự theo phong tục tập quán. Khuôn viên diễn ra lễ hội phải sạch, đẹp. Các hoạt động trong lễ hội phải phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Lào. Ngay trong thời gian diễn ra lễ hội còn có hội chợ giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống; biểu diễn nghệ thuật dân gian kết hợp nghệ thuật hiện đại, phù hợp và lành mạnh để phục vụ du khách” - bà Vilayvone Chanhthalati nhấn mạnh.

Lào tưng bừng tổ chức lễ hội lớn nhất năm

Lễ rước tháp sáp ong xung quanh tháp That Luang.

Một trong những hoạt động chính và là điểm nhấn của lễ hội là lễ rước tháp sáp ong (tiếng Lào gọi là “Hè Phạ Sạt Phơng”) từ chùa Mẹ Simuang ở cách đó khoảng 3 km, gần bờ sông Mekong, tới tháp That Luang. Tháp “Phạ Sạt Phơng” là một mô hình kiến trúc đền thờ cách điệu, được làm bằng chất liệu xốp và sáp ong, xung quanh gắn hoa và sơn màu vàng rực rỡ.

Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa, kết tiền lẻ. Theo tục lệ, mỗi bản có chung một “Phạ Sạt Phơng” rước về trung tâm That Luang rồi đi quanh That Luang 3 vòng trước khi đặt lễ vật, thành kính nguyện cầu.

Lào tưng bừng tổ chức lễ hội lớn nhất năm

Người dân trong trang phục truyền thống đi quanh tháp lớn That Luang 3 vòng và đặt lễ vật, thành kính nguyện cầu.

Năm nay, thành phố chọn ra 2 quận có tháp sáp ong to, cao, đẹp nhất để đặt tại cổng ra vào của khuôn viên That Luang cho người dân đến xem và sẽ tổ chức rước tháp sáp ong vào lúc 13h30’, ngày 7/11 tới.

Phần hội của lễ That Luang có biểu diễn nghệ thuật là các làn điệu dân ca, dân vũ đặc trưng và tổ chức các trò chơi truyền thống như môn tỉ khi (tức đấu vật). Phần cuối của lễ hội là lễ rước nến của hàng nghìn Phật tử. Hàng nghìn ngọn nến được thắp sáng được các Phật tử cầm trên tay để đi vòng quanh tháp, tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo.

Tin liên quan:
  • Lào tưng bừng tổ chức lễ hội lớn nhất năm
    Lào tưng bừng tổ chức Lễ hội mãn mùa chay 2022

    Lễ hội mãn mùa chay, hay còn gọi là Boun Okphansa là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm theo phong tục tập quán Lào và chỉ diễn ra sau 3 tháng kiêng khem mùa chay. Lễ hội mãn mùa chay 2022 khai hội vào đúng ngày rằm 15/11 (Phật lịch Lào), tức ngày 10/10/2022 và kết thúc vào ngày 12/10.

  • Lào tưng bừng tổ chức lễ hội lớn nhất năm
    Lào tiến hành lễ hội lớn nhất năm mở màn mùa du lịch 2022

    Với mục tiêu thu hút hơn 1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2022, Lào đã cho phép tiến hành một lễ hội lớn nhất năm để mở màn cho chiến lược du lịch trong trạng thái bình thường mới, thích ứng, linh hoạt, từng bước phát triển KT-XH

  • Lào tưng bừng tổ chức lễ hội lớn nhất năm
    Việt kiều tại Lào tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

    Đây là dịp để bà con hướng tâm về cội nguồn, quê hương, đất nước Việt Nam thân yêu; đồng thời thể hiện tình đoàn kết của cộng đồng bà con Việt kiều tại Lào.

Quốc Khánh


Quốc Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Tin liên quan

Xem nhiều

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]