Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng; Hàn - Triều tổ chức đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong 7 ngày... là những tin tức thế giới nổi bật nhất trong tuần (từ ngày 17/6 - 23/6/2018) được Báo Hà Tĩnh điện tử tổng hợp.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Các thành viên gia đình Triều Tiên và Hàn Quốc từ biệt nhau sau cuộc hội ngộ ngắn ngày 1/11/2010 ở núi Geumgang, Triều Tiên. (Ảnh: AP)

Hàn - Triều tổ chức đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong 7 ngày: Theo Tân Hoa xã, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí tổ chức cuộc đoàn tụ những gia đình bị ly tán trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) trong thời gian từ ngày 20-26/8 tới tại khu nghỉ dưỡng ở núi Geumgang trên lãnh thổ Triều Tiên.

Thỏa thuận trên đạt được ngày 22/6 sau khi Hàn Quốc và Triều Tiên cùng ngày tổ chức cuộc họp của hội Chữ thập Đỏ hai miền tại một khách sạn ở núi Geumgang nhằm thảo luận các vấn đề nhân đạo.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Bức ảnh trên Instagram của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern.

Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng: Ngày 21/6, Thủ tướng New Zealand - Jacinda Ardern đã hạ sinh con gái đầu lòng, nặng 3,3 kg tại bệnh viện công lớn nhất của nước này.

Chiều 21/6, Thủ tướng Ardern đã tải lên tài khoản Instagram bức ảnh bế con gái mới chào đời và bày tỏ sự cám ơn trước những lời chúc tốt lành và đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện Quận Auckland, nơi bà sinh con.

Thủ tướng Jacinda sẽ nghỉ sinh trong 6 tuần. Trong thời gian này, Phó Thủ tướng Winston Perter sẽ đảm nhiệm vai trò quyền Thủ tướng.

Bà Jacinda Ardern không phải là nữ Thủ tướng đầu tiên sinh con khi đang lãnh đạo đất nước. Trước đó, cố Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto cũng đã sinh con khi đang tại nhiệm vào năm 1990.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Quang cảnh Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters)

Mỹ vừa rút lui, Nga lập tức ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ: Ngay sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Nga đã ứng cử vị trí thành viên cơ quan này nhiệm kỳ 2021-2023.

Ngày 20/6, phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc đã xác nhận thông tin này. Hội đồng Nhân quyền LHQ có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ) với 47 quốc gia thành viên.

Trước đó, kênh CNN cho biết vào ngày 19/6, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley tuyên bố Washington chính thức rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Tuyên bố này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền chỉ trích Mỹ đã chia rẽ những em nhỏ nhập cư khỏi cha mẹ ở biên giới Mỹ - Mexico.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Reuters)

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hội đàm với ông Tập Cận Bình: Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có chuyến thăm tới Trung Quốc và hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Lễ đường nhân dân tại thủ đô Bắc Kinh trong chiều 19/6.

Đây là lần thứ 3 hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên gặp nhau kể từ tháng 3/2018 đến nay.

Bên cạnh mục đích thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước, chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim Jong-un lần này còn được cho là thông báo với Trung Quốc về một số kết quả đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore vào ngày 12/6 vừa qua, cũng như trao đổi về những chiến lược trong thời gian tiếp theo.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev (trái) và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trong lễ ký thỏa thuận ngày 17/6. (Ảnh: AFP)

Hy Lạp - Macedonia ký thỏa thuận đổi tên nước: Ngoại trưởng Hy Lạp và Macedonia ngày 17/6 đã ký thỏa thuận về việc đổi tên quốc gia cộng hòa Nam Tư cũ thành “Cộng hòa Bắc Macedonia”.

Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này được ký kết sau nhiều thập kỷ tranh cãi kéo dài, vốn làm xấu đi mối quan hệ giữa Hy Lạp và Macedonia thời gian qua, khiến ngăn cản tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Macedonia.

Tuy nhiên thỏa thuận này vẫn đòi hỏi sự phê chuẩn của cả hai quốc hội, cũng như phải tiến hành trưng cầu ý dân tại Macedonia.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino. (Ảnh: AP)

Cựu Tổng thống Philippines Aquino bị cáo buộc tội danh tham nhũng: Ngày 20/6, Cơ quan chống tham nhũng Philippines đã cáo buộc cựu Tổng thống Benigno Aquino tội danh hình sự liên quan đến việc sử dụng khoản ngân sách trị giá 72 tỷ peso (tương đương 1,35 tỷ USD) cho các dự án của chính phủ mà không được Quốc hội thông qua.

Trong giai đoạn ông Aquino nắm quyền từ năm 2010-2016, khoản ngân sách trên đã trở thành vấn đề gây tranh cãi khi ông bị chỉ trích sử dụng số tiền này để đổi lấy sự ủng hộ của các nghị sĩ, điều mà ông luôn bác bỏ.

Công tố viên đã đề xuất tội danh này với ông Aquino vào tuần trước, song thông tin này chỉ mới được chính thức công bố ngày 20/6, trong đó cáo buộc cựu lãnh đạo Philippines vi phạm cơ chế tam quyền phân lập.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Ảnh minh họa: harvardpolitics.com

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng 716 tỷ USD: Ngày 18/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật chi tiêu quốc phòng trị giá 716 tỷ USD, ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Donald Trump nhằm xây dựng một lực lượng quân đội lớn mạnh hơn.

Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật trên với tỷ lệ 85 phiếu thuận và 10 phiếu chống. Dự luật Cấp phép quốc phòng (NDAA) thông qua khoản chi tiêu ngân sách quốc phòng cơ bản trị giá 639 tỷ USD để mua vũ khí, tàu thuyền và máy bay quân sự cũng như chi trả lương cho binh lính.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Kênh đào Salwa dự kiến được xây dựng dọc biên giới Saudi Arabia và Qatar (đường đứt đoạn màu đỏ). (Ảnh: Google Earth)

Saudi Arabia lên kế hoạch biến Qatar thành ốc ảo: Saudi Arabia đang xúc tiến kế hoạch đào một con kênh dài hơn 60km dọc biên giới với Qatar, biến đối thủ láng giềng thành “quốc đảo”.

Makkah là tờ báo đầu tiên đưa tin, chính phủ Saudi Arabia đã mời 5 công ty quốc tế tham gia đấu thầu dự án “Kênh đào Salwa”. Thời hạn chót nộp hồ sơ là ngày 25/6. Nguồn tin của Makkah cho biết, chính phủ Saudi Arabia sẽ thông báo bên trúng thầu trong vòng 90 ngày tới và hy vọng sẽ hoàn thành kênh đào này ngay trong cuối năm nay.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Nữ hoàng Anh. (Ảnh: metro.co.uk)

Chính phủ Anh trình dự luật rút khỏi EU lên Nữ hoàng: Dự luật rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) của Chính phủ Vương quốc Anh (còn gọi là Brexit) - đã được Quốc hội Anh thông qua tối 20/6 - và đã được trình lên Nữ hoàng phê chuẩn để chính thức trở thành luật.

Trước đó, Hạ viện Anh đã bỏ phiếu thông qua dự luật với tỷ lệ 319 phiếu ủng hộ và 303 phiếu phản đối. Thượng viện Anh cũng đã chấp thuận những sửa đổi của Chính phủ Anh trong đó cam kết coi trọng vai trò của nghị viện trong thỏa thuận cuối cùng về Brexit. Cả hai phe ủng hộ Brexit và ủng hộ EU đều tuyên bố đã đạt được nguyện vọng của mình.

Thế giới nổi bật trong tuần: Thủ tướng New Zealand sinh con gái đầu lòng

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Triều Tiên trao trả 200 bộ hài cốt lính Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/6 tuyên bố, Triều Tiên đã trao trả cho Mỹ 200 bộ hài cốt của các quân nhân tử trận trong chiến tranh Triều Tiên.

Trước đó, ngày 19/6, thông tin từ các quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên cho biết, trong những ngày tới, Triều Tiên sẽ bàn giao “một số lượng lớn” hài cốt quân nhân Mỹ cho Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc tại Hàn Quốc, và sau đó những bộ hài cốt này sẽ được chuyển đến Căn cứ Không quân Hickam ở Hawaii.

Theo hồ sơ của Lầu Năm góc, hơn 36.500 quân nhân Mỹ đã chết trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và đến nay khoảng 7.700 quân nhân khác vẫn mất tích.

(Tổng hợp)

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Ngày 7/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin xác nhận nước này đã phát hiện các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV), song khẳng định với người dân rằng căn bệnh này không nguy hiểm.
Hamas tuyên bố sẵn sàng phóng thích 34 con tin Israel

Hamas tuyên bố sẵn sàng phóng thích 34 con tin Israel

Thành viên cấp cao của Hamas nêu rõ: “Hamas đã nhất trí phóng thích 34 tù nhân Israel trong danh sách do phía Israel đưa ra như một phần của giai đoạn đầu tiên thuộc thỏa thuận trao đổi tù nhân”.
Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV

Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV

Theo kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ, ngày 4/1, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng trấn an trước những lo ngại về nguy cơ xuất hiện cuộc khủng hoảng y tế khác hậu COVID-19 khi các tài khoản mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh và video cho thấy các bệnh viện ở Trung Quốc quá tải do bệnh nhân nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV) gây bệnh đường hô hấp.
Máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập

Máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 3/1, Bộ Hàng không Dân dụng Ai Cập cho biết một máy bay chở khách của hãng hàng không Nga Ural Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Sharm El-Sheikh, sau khi có báo cáo về sự cố kỹ thuật ở động cơ.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Theo hãng tin Yonhap, ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm. 
4 dấu hỏi với kinh tế thế giới năm 2025

4 dấu hỏi với kinh tế thế giới năm 2025

Năm 2025 liệu có là một năm biến động của nền kinh tế toàn cầu. Dù được dự báo vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với một số rủi ro.