Doanh nghiệp “đau đầu" vì người lao động không chịu tham gia BHXH

(Baohatinh.vn) - Trong khi nhiều doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động thì Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh đã nhiều lần tuyên truyền, vận động, thậm chí có thêm nhiều thay đổi tích cực trong chế độ lương thưởng, song hơn một nửa số người lao động làm việc tại đây vẫn khước từ quyền lợi của mình.

Làm việc tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh 10 tháng nay, nhiều lần được lãnh đạo công ty, cán bộ công đoàn vận động nhưng chị Nguyễn Thị Hảo (bộ phận sơ chế) vẫn không muốn tham gia BHXH. Lý do chị đưa ra là chỉ mới vào làm việc một thời gian ngắn, chưa biết có thích nghi được với công việc và gắn bó lâu dài hay không nên không muốn tham gia bảo hiểm.

Doanh nghiệp “đau đầu vì người lao động không chịu tham gia BHXH

Dù được tuyên truyền, vận động nhưng hơn một nửa số lao động của Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh vẫn không tham gia BHXH

Người mới thì có lý do là vậy, nhưng những người làm việc lâu năm vẫn không xác định cho mình một tư tưởng ổn định để tham gia bảo hiểm, hưởng quyền lợi chính đáng.

Chị Vi Thị Hằng (bộ phận sơ chế) đã có 7 năm làm việc cho công ty, nhưng vẫn không muốn tham gia đóng BHXH. Chị Hằng chia sẻ: “Nhà ở xã Kỳ Tân, cách công ty 12km, đi lại vất vả nên cũng không xác định gắn bó lâu. Với lại, hàng tháng phải bỏ ra một khoản tiền để đóng bảo hiểm thì ảnh hưởng đến thu nhập. Nếu đóng bảo hiểm rồi lại nghỉ thì cũng không giải quyết được vấn đề gì”.

Thực tế, với số năm công tác như chị Hằng tại một doanh nghiệp không phải là ngắn nên lý do chị đưa ra có phần không hợp lý. Không riêng chị Hảo, chị Hằng, tại công ty có đến 176/325 công nhân không chịu tham gia BHXH và hầu hết cũng đưa ra những lý do tương tự.

Ông Nguyễn Xuân Thọ - Phó Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh cho biết: “Có những công nhân làm việc tại nhà máy trên 10 năm, tay nghề rất cao, ý thức chấp hành kỷ luật tốt, nhưng BHXH thì không đóng. Công ty đã rất nhiều lần tổ chức tuyên truyền vận động, đưa ra thảo luận tại các hội nghị người lao động. Thậm chí mời các đơn vị như BHXH, LĐLĐ… đến đối thoại định kỳ để giải thích cho người lao động hiểu rõ quyền lợi khi tham gia BHXH, thế nhưng vẫn không làm thay đổi được tư duy “ngắn hạn” của họ”.

Doanh nghiệp “đau đầu vì người lao động không chịu tham gia BHXH

Công ty thường xuyên phối hợp với LĐLĐ tỉnh, BHXH và các đơn vị liên quan đối thoại với công nhân về pháp luật bảo hiểm nhưng người lao động vẫn khước từ quyền lợi của mình

Không chỉ tích cực vận động, tuyên truyền đóng bảo hiểm, thời gian qua công ty cũng đã có nhiều thay đổi tích cực trong chế độ làm việc, lương thưởng cho công nhân lao động. Theo đó, các chế độ phúc lợi, tiền ăn ca, tiền thưởng chuyên cần, hỗ trợ xăng xe, tăng 10% lương so với các năm trước… được công ty thực hiện khá đầy đủ. Vậy nhưng vẫn không đủ sức tạo niềm tin, ổn định tư tưởng để công nhân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

“Cho dù lý lẽ của người lao động như thế nào thì việc họ không tham gia BHXH, đồng nghĩa với việc họ đã tự đánh mất đi quyền lợi của mình mà đáng lý ra họ được hưởng. Chúng tôi cũng đã phối hợp với công ty và các đơn vị liên quan vận động thường xuyên nhưng chưa thực sự làm thay đổi quan niệm của người lao động về chính sách bảo hiểm” – Chủ tịch Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh Nguyễn Đức Thạch cho biết.

Doanh nghiệp “đau đầu vì người lao động không chịu tham gia BHXH

Người lao động cần được nâng cao hơn nữa nhận thức về việc tham gia bảo hiểm

Hơn một nửa số người lao động tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh không tham gia BHXH bởi họ chưa hiểu hết được những quyền lợi họ được hưởng về lâu dài. Với đặc thù phải làm việc liên tục 8 tiếng/ngày trong nhà máy đông lạnh ẩm thấp, mùi hóa chất khử trùng, công nhân phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có vấn đề gì xảy ra, người lao động không tham gia bảo hiểm sẽ không nhận được những khoản chi trả.

Để quyền lợi của người lao động được đảm bảo thì nên chăng, doanh nghiệp cần thay đổi cách thức tuyên truyền, vận động theo hướng đi vào quyền lợi sát sườn của người lao động khi tham gia bảo hiểm để họ nâng cao nhận thức, dễ dàng nắm bắt và thực hiện. Bên cạnh đó, các ngành liên quan cũng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả pháp luật về BHXH đối với người lao động.

Chủ đề Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.