Đón bằng công nhận lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(Baohatinh.vn) - Việc được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm (Nghi Xuân - Hà Tĩnh).

9.jpg
Các đại biểu tham dự buổi lễ

Sáng 21/4, UBND xã Xuân Liên tổ chức lễ đón bằng công nhận lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Về phía Trung ương có nguyên Tổng Biên tập báo Nhân dân Thuận Hữu; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân Phan Văn Hùng; Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa – Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành và đại diện một số bộ, ngành liên quan.

Về phía tỉnh Hà Tĩnh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.

10.jpg
Tiết mục nghệ thuật đặc sắc "Hào khí Việt Nam"

Lễ hội cầu ngư ở làng Cam Lâm được hình thành từ rất lâu, mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền biển nơi đây, được người dân Xuân Liên bảo tồn, gìn giữ. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, thuở xưa, vào một buổi sáng, ngoài biển trôi dạt vào bãi cát của làng một bộ xương cá voi, người dân trong làng đã đưa về đặt thờ trong đền làng, mỗi khi ra khơi vào lộng đều đến làm lễ cầu xin và rất linh nghiệm. Về sau, họ xin lập đền riêng để thờ vị ngư thần gọi là đền Đông Hải.

7.jpg
Chủ tịch UBND xã Xuân Liên Lê Quang Hùng tóm tắt lịch sử truyền thống lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm.

Đền Đông Hải được xây dựng cách đây gần 300 năm nằm ở thôn Lâm Hải Hoa, xã Xuân Liên, là nơi thờ vị thần Đông Hải Đại Vương. Đền được UBND tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2017. Để thể hiện lòng biết ơn, tôn kính, hằng năm, ngư dân Xuân Liên tổ chức các lễ cầu cúng như: Lễ cúng tất niên dịp tết Nguyên đán; lễ dâng hương trước khi ngư dân ra khơi và sau khi từ biển trở về; lễ thắp hương ngày mùng 1, ngày 15 âm lịch hằng tháng; lễ cúng rằm tháng Giêng, tháng 7 âm lịch. Đặc biệt, lễ hội cầu ngư vào đầu năm âm lịch được người dân tổ chức 3 năm 1 lần với nhiều nghi thức trọng thể.

Vào những ngày tổ chức lễ hội, đông đảo người dân trong vùng đã về tham gia. Đây là dịp tưởng nhớ công đức của các vị tiền nhân có công lập làng, dựng nghề và cầu mưa thuận gió hòa, đón nhiều “lộc biển”.

6.jpg
Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và lãnh đạo tỉnh trao bằng công nhận lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho cấp ủy, chính quyền xã Xuân Liên.

Ngày 21/2/2024, Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm, xã Xuân Liên được Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây không chỉ là niềm tự hào, vinh dự của người dân Nghi Xuân mà còn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và du khách biết nhiều hơn về văn hóa dân gian của cư dân ven biển Hà Tĩnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu nhấn mạnh: Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc của vùng đất Cam Lâm, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.

5.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu phát biểu tại buổi lễ

Để góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương liên quan thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể, phát huy giá trị tốt đẹp của lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm xứng tầm là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Qua đó, quảng bá, giới thiệu những nét độc đáo, đặc sắc của lễ hội nhằm thu hút du khách để khai thác phát triển du lịch, dịch vụ địa phương.

Một số hình ảnh lễ rước bằng công nhận về đền Đông Hải:

1.jpg
Nghi lễ rước bằng được tổ chức trang trọng
3.jpg
Người dân tiến hành rước bằng vào làng Cam Lâm...
2.jpg
...và ra biển để cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa biển bội thu.
3.jpg
Lễ hội mang đậm nét văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tâm linh truyền thống ở vùng quê nơi đây.

Đọc thêm

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Trẩy hội ngày xuân

Trẩy hội ngày xuân

Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.