Dọn nhà đón năm mới: Cần vứt bỏ ngay những món đồ sau

Cuối năm cũng là thời điểm chúng ta cần dọn dẹp không gian sống để chuẩn bị đón năm mới...

Không có lí do nào phù hợp cho việc dọn dẹp nhà cửa hơn việc đón năm mới. Thời gian giữa Giáng Sinh và giao thừa là thời điểm thích hợp nhất để bắt tay vào những công việc lau chùi, dọn rửa đó. Bởi lẽ, chúng ta sẽ thường được nghỉ dài để mua sắm và chuẩn bị tân trang lại ngôi nhà của mình. Vì vậy, hãy nhớ rõ những đồ dùng dưới đây để sẵn sàng thay thế cho một năm mới đầy kì vọng, đầy phấn khởi nhé!

Dọn nhà đón năm mới: Cần vứt bỏ ngay những món đồ sau

Những chiếc gối cũ và không sử dụng được

Theo một số chuyên gia tại Tempur-Pedic, gối ngủ phải được thay thế sau từ 1 đến 2 năm sử dụng. Nếu bạn vẫn đang sử dụng một chiếc gối từ khá lâu về trước, có lẽ đã đến lúc bạn cần phải bỏ chúng đi rồi. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không muốn chiếc gối gắn liền với bao nhiêu kỉ niệm của mình bị ra đi lãng phí, bạn có thể làm sạch và quyên góp đến các trung tâm bảo vệ động vật ở địa phương để “những người bạn mới” ở đó có thể chăm sóc chiếc gối cho bạn.

Những hộp nến đốt dở

Mọi người đều sẽ sở hữu một vài hộp nến với mùi hương yêu thích, rồi sau đó bỏ quên và không sử dụng chúng. Đã đến lúc bạn cần mạnh dạn chấp nhận điều đó và thay thế chúng rồi. Hãy cho vào lò vi sóng những hộp nến bạn không còn sử dụng và đổ hỗn hợp đó vào cùng một lọ để sẵn sàng bỏ đi.

Quần áo và phụ kiện mùa đông cũ

Bạn có thể sẽ nhìn thấy một thùng cát tông chất đống bởi quần áo và phụ kiện mùa đông dư thừa từ năm ngoái mà bạn chẳng hề động đến. Đây là lúc bạn nên sẵn sàng ngồi xuống và chọn lọc tủ quần áo của mình rồi đó.

Đồ ăn hết hạn trong tủ lạnh

Nếu bạn có thừa lại một số đồ đóng hộp như thịt lợn, cá hay hoa quả, hãy tổng hợp lại trước thềm năm mới và quyên góp cho những quán ăn tình nguyện gần nhà, đặc biệt chú ý hạn sử dụng của những thực phẩm đó nhé! Ngoài ra, bạn cần một buổi sáng hoặc chiều thật sự tập trung lau dọn tủ lạnh, vứt bỏ những đồ ăn không còn sử dụng được và sắp xếp lại sao cho ngăn nắp.

Thuốc hết hạn

Sau khi bạn kiểm tra tủ lạnh, hãy chuyển sang tủ thuốc nhà bạn và xem lại về ngày hết hạn của các vỉ thuốc, lọ thuốc hay gói thuốc đang chất đống ở trong đó. Không có một lí do gì khiến bạn phải tích trữ những đồ dùng không còn sử dụng được trong ngôi nhà của mình vào những ngày cuối năm.

Dọn nhà đón năm mới: Cần vứt bỏ ngay những món đồ sau

Ảnh minh hoạ.

Cốc/bát/đĩa thừa

Đôi khi, bạn sẽ là người thích mua sắm các đồ dùng trong nhà theo bộ như bộ bát đĩa hay cốc chén chẳng hạn. Tuy nhiên, chính vì thói quen đó sẽ khiến bạn sử dụng không hết bộ này, đã muốn chuyển sang bộ khác, và đến cuối năm, tủ cốc chén nhà bạn sẽ dính đầy bụi bẩn vì nhưng thứ “thừa thãi” đó. Hãy để tủ đựng nhà bạn có không gian để chứa thêm nhiều “bộ sưu tầm” khác cho năm sau, xem xét những cốc chén và bát đĩa nào bị vỡ, nứt hoặc bám bẩn không sửa được – bỏ chúng đi.

Khăn tắm không còn sử dụng được

Bạn có biết rằng mình cần phải giặt khăn tắm hai ngày một lần không? Nếu bạn không tuân thủ theo quy tắc này, khăn tắm của bạn sẽ dính đầy vi khuẩn, ảnh hưởng rất xấu đến da của bạn. Vì vậy, những khăn tắm nào đã được sử dụng quá nhiều lần (hoặc bạn có thể thấy tình trạng của nó: rách, khô, cứng, bẩn, vân vân), hãy mạnh dạn bỏ chúng đi. Đừng lo vì hiện nay bạn hoàn toàn có thể tìm được những bộ khăn tắm, khăn mặt vô cùng ưng ý trên thị trường./.

Theo VOV

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?