Đừng để chết oan do đuối nước trong mùa mưa lũ!

(Baohatinh.vn) - Những vụ tai nạn thương tâm do đuối nước trong những ngày mưa lũ vừa qua ở Hà Tĩnh báo động về nguy cơ đe dọa sinh mạng của người dân, đặc biệt là trẻ em. Một lần nữa cho thấy, việc nâng cao hơn nữa ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho người dân và trẻ em là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.

Theo thống kê, tính đến thời điểm này, trong đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh có 6 người chết do đuối nước, trong đó có 3 người lớn và 3 trẻ em. Điều đáng chú ý là nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm của trẻ em chủ yếu do sự bất cẩn, chủ quan và thiếu sự quan tâm của người lớn.

Lo nước dâng ướt lúa khi nhà đã ngập, trưa ngày 15/10, chị Hồ Thị Loan (tổ dân phố 1, phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) đã cùng hàng xóm chèo thuyền đi mua bao ni-lông về bọc. Khi ra giữa dòng nước lớn, không may thuyền bị lật, một số người dân nhìn thấy nhưng không kịp cứu vì ở khoảng cách quá xa. Khi người dân đến nơi thì chị Loan đã bị nước cuốn trôi và tử vong sau đó.

dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu

Chị Hồ Thị Loan ra đi để lại nỗi đau khôn tả cho gia đình, nhất là những đứa trẻ còn thơ dại

Anh Thân Văn Thuần (SN 1990, xóm Chi Lệ, xã Sơn Lộc, Can Lộc) sau khi giúp nhiều hộ dân di dời tài sản, đi qua cầu Máng (giáp địa phận huyện Thạch Hà) thì sẩy chân và bị nước lũ cuốn trôi. Anh Đinh Văn Duẩn (SN 1976, thôn Tân Tiến, xã Sơn Tân, Hương Sơn) trong lúc đi bắt cá bị sẩy chân và tử vong.

Còn 2 em nhỏ là Nguyễn Ngô Duy Bảo và Nguyễn Đình Vũ (SN 2008, cùng trú tại thị trấn Nghèn) do đi lội nước lũ, tới khu vực gần trụ sở Chi cục Thuế huyện Can Lộc đã sẩy chân xuống mương nước sâu khoảng 1,5m dẫn đến tử vong ngay sau đó.

Hà Tĩnh là địa phương có nhiều ao, hồ, sông, ngòi, mùa mưa bão, nước dâng cao, chảy xiết, làm thay đổi dòng chảy nên khi qua lại các khu vực này rất dễ bị tai nạn. Tai nạn đuối nước không chỉ xảy ra ở trẻ em mà cả người lớn, nhất là mùa mưa lũ. Chị Hồ Thị Hương, Ban Truyền thông - Phát triển nguồn lực (Hội Chữ thập đỏ tỉnh) cho biết: Các vụ đuối nước mùa mưa lũ thường xảy ra ở những vùng đồng bằng, đô thị, nơi người dân ít có kỹ năng bơi lội, lại chủ quan, thiếu kinh nghiệm ứng phó, phòng ngừa thiên tai.

dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu

Người dân địa phương tổ chức vớt thi thể 3 học sinh tử vong do đuối nước vào ngày 26/8/2016 tại xã Sơn Lễ (Hương Sơn).

“Từ nhiều năm nay, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã triển khai các khóa tập huấn “Hoạt động cộng đồng ứng phó với thảm họa” (CADRE) cho cán bộ xã, thôn, tình nguyện viên, thanh niên chữ thập đỏ xung kích làm công tác phòng chống lụt bão ở các xã nằm trong vùng có nguy cơ cao về thảm họa thiên tai của huyện Hương Khê. Tuy nhiên, trước thực tế tai nạn trong mùa mưa bão xảy ra nhiều hơn ở vùng đồng bằng, đô thị, tới đây, các chương trình, dự án tập huấn kiến thức ứng phó, phòng ngừa thảm họa của Hội Chữ thập đỏ sẽ có sự chú ý ưu tiên đến đối tượng này” - chị Hương cho biết thêm.

Thầy giáo Nguyễn Xuân Trường - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Nhằm tăng cường công tác phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh (HS) trong mùa mưa lũ, sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục tăng cường các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS; phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục HS ý thức phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; khuyến cáo HS không tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh và những nơi nguy hiểm. Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể, ban đại diện hội cha mẹ HS lập chốt chặn ở khu vực nguy hiểm, sông suối xảy ra lũ quét để đưa đón HS đi lại an toàn; có phương án quản lý, giữ HS ở lại trường nhằm hạn chế đi lại ở khu vực có nguy cơ mất an toàn; xây dựng phương án bảo vệ trường, lớp khi có bão lũ và thiên tai xảy ra”.

Mùa mưa lũ đang tiếp diễn với những diễn biến phức tạp. Cùng với sự khuyến cáo và các giải pháp né tránh thiên tai mà các cấp, ngành chức năng đã thực hiện, thì chính quyền cơ sở, các hội đoàn thể cần tập trung tuyên truyền có hiệu quả hơn nữa về những nguy cơ trong mùa mưa bão và tăng cường việc hướng dẫn, cảnh báo những khu vực nguy hiểm để người dân né tránh, bảo đảm an toàn tính mạng.

Thêm những hình ảnh PV vừa ghi lại về nguy cơ đuối nước của trẻ em:

dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu
dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu
dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu

Với những tình huống như thế này, chỉ cần một sơ sẩy nhỏ là các em có thể bị đuối nước trong tích tắc.

dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu
dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu
dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu
dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu
dung de chet oan do duoi nuoc trong mua mua lu

Những hình ảnh trẻ em "vô tư" đùa giỡn với thủy thần trước sự bất cẩn, chủ quan của người thân khiến chúng tôi không khỏi giật mình.

Chủ đề Đuối nước, chết đuối

Đọc thêm

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.