Gây nuôi động vật hoang dã: Đừng để phát sinh hệ lụy

(Baohatinh.vn) - Hoạt động gây nuôi động vật hoang dã ở Hà Tĩnh không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần duy trì, bảo tồn gen các loài động vật hoang dã, quý hiếm trong tự nhiên. Tuy nhiên, để đạt được những tôn chỉ đó, công tác quản lý, giám sát cần được triển khai quyết liệt.

Gây nuôi động vật hoang dã: Đừng để phát sinh hệ lụy

Mô hình nuôi rắn của anh Nguyễn Văn Thịnh bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Đến xem mô hình nuôi rắn của gia đình anh Nguyễn Văn Thịnh (thôn 5 xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), chúng tôi quan sát thấy các loại rắn hổ trâu, hổ mang được nuôi trong chuồng kín kiên cố, có nắp đậy cẩn thận.

Anh Thịnh chia sẻ, gia đình bắt đầu nuôi rắn từ cuối năm 2014, mô hình được cơ quan chức năng cấp phép, kiểm tra định kỳ. Từ 450 con giống ban đầu, mô hình ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, dự tính thời gian tới sẽ tăng lên hàng nghìn con. Nhờ đó, mỗi năm mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Hiện tại, hàng năm chúng tôi vẫn đầu tư chi phí để gia cố chuồng trại, tuyệt đối không để rắn ra ngoài môi trường, gây nguy hiểm cho người khác.

Gây nuôi động vật hoang dã: Đừng để phát sinh hệ lụy

Chồn nhung đen từng khiến nhiều hộ dân ở xã Quang Lộc (Can Lộc) khốn đốn.

Bên cạnh những mô hình phát huy tốt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, không ít gia đình thử nghiệm nuôi động vật hoang dã nhưng gặp thất bại. Cách đây ít năm, một số hộ dân xã Quang Lộc (Can Lộc) mua giống, đầu tư chuồng trại nuôi chồn nhung đen. Nhưng chỉ sau chưa đầy một năm thì các hộ dân rơi vào cảnh ăn không hết, bán không xong bởi đầu mối thu mua chồn thương phẩm “chạy làng.”

Theo số liệu thống kê từ Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 47 tổ chức, hộ gia đình được cấp đăng ký nuôi sinh trưởng, sinh sản động vật hoang dã. Trong đó, chủ yếu là các loài baba, lợn rừng, rắn, nhím, don…

Riêng về hươu sao, hiện có 13.506 tổ chức, hộ gia đình nuôi đang được lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ để cấp giấy đăng ký trại nuôi động vật hoang dã thông thường theo quy định. Bên cạnh đó, gấu nuôi nhốt trên địa bàn tỉnh đều được gắn chip điện tử, 100% các nhà hàng kinh doanh tham gia ký kết không bán mật gấu và không mua, bán các sản phẩm từ động vật hoang dã trái quy định.

Gây nuôi động vật hoang dã: Đừng để phát sinh hệ lụy

Thực tế vẫn có không ít hộ dân gây nuôi với hình thức nhỏ lẻ, khó quản lý.

Tuy nhiên, từ thực tế, ở Hà Tĩnh vẫn có không ít mô hình gây nuôi động vật hoang dã nhỏ, lẻ, tự phát, thậm chí nhiều hộ chỉ nuôi cho vui với số lượng 1 – 2 con. Kỹ thuật gây nuôi chủ yếu là tự học hỏi kinh nghiệm. Thực trạng này, ít nhiều gây khó khăn trong công tác quản lý và đòi hỏi cơ quan chức năng phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ.

Gây nuôi động vật hoang dã: Đừng để phát sinh hệ lụy

215 con tê tê được nuôi nhốt trong các lồng sắt tại Hương Sơn vừa được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.

Thực tế cũng chứng minh, nếu quản lý không tốt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã sẽ xảy ra tình trạng buôn bán trái phép, đặc biệt có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Mới đây nhất, trong tháng 1/2019, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) chủ trì phối hợp với Công an Hà Tĩnh vừa bắt quả tang 9 đối tượng đang có hành vi nuôi nhốt, buôn bán trái phép 215 cá thể tê tê tại huyện Hương Sơn.

Ông Lê Anh Tuấn - Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, bên cạnh hướng dẫn, giám sát các hộ dân chăn nuôi động vật hoang dã, đơn vị còn tăng cường công tác quản lý các cơ sở, kiên quyết xử lý những trường hợp gây nuôi không có nguồn gốc, hồ sơ hợp pháp. Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, hạt kiểm lâm các huyện, TP rà soát, thẩm định hồ sơ nguồn gốc, số lượng, chủng loại động vật hoang dã, tiêu chuẩn chuồng trại theo quy định.

Trên cơ sở đó xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi cho các tổ chức, cá nhân. Ngoài ta, công tác bảo vệ các loài chim rừng tự nhiên và các loài động vật rừng đã được quan tâm, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.