Gia tăng tội phạm lừa đảo là nhân viên ngân hàng

(Baohatinh.vn) - Gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh xuất hiện nhiều vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến nhân viên ngân hàng. Xuất phát từ nợ nần, mất khả năng thanh toán, các đối tượng đã lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng để đưa ra thông tin gian dối nhằm thực hiện hành vi phạm tội.

Gia tăng tội phạm lừa đảo là nhân viên ngân hàng

Nguyễn Thị Hằng Hà (1995, trú tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tại thời điểm bị bắt (10/20221)

Ngày 29/6/2022, Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh ban hành cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Hằng Hà (SN 1995, trú xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Hà từng làm việc tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Tĩnh từ tháng 6/2018. Do tham gia trò chơi cá cược trực tuyến trên internet, bị thua nhiều tiền dẫn đến nợ nần, mất khả năng thanh toán nên từ tháng 1-8/2021, Hà đưa ra thông tin gian dối: cần tiền làm thủ tục đảo khế cho khách hàng để lấy chỉ tiêu công tác, cam kết trong thời hạn 2-3 ngày sẽ trả lại gốc và lãi nhằm chiếm đoạt tiền của các bị hại. Bằng các thủ đoạn gian dối trên, Hà đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền gần 4,5 tỷ đồng của 10 bị hại trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Gia tăng tội phạm lừa đảo là nhân viên ngân hàng

TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Thị Vân (SN 1989, trú tại thôn Đông Châu, xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (9/2021)

Trước đó, vào tháng 9/2021, Nguyễn Thị Vân (SN 1989, trú thôn Đông Châu, xã Thạch Ngọc, Thạch Hà) bị Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt 15 năm tù giam về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Vân là nhân viên tín dụng giỏi của một chi nhánh ngân hàng ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Tĩnh. Quá trình làm việc, Vân quen biết với nhiều khách hàng và thường vay mượn tiền của một số người để đảo khế các khoản vay cho khách. Với thủ đoạn vay tiền để đảo khế cho khách hàng, hứa hẹn thời gian hoàn trả đầy đủ với lãi suất cao để người bị hại tin tưởng, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng 7/2020, Vân đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt gần 5,3 tỷ đồng của 8 bị hại ở TP Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên và TX Hồng Lĩnh.

Gia tăng tội phạm lừa đảo là nhân viên ngân hàng

Kiểm sát viên Viện KSND tỉnh thụ lý hồ sơ liên quan đến tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo thống kê, từ tháng 7/2020 đến nay, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã truy tố 4 vụ/4 bị can là nhân viên ngân hàng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Từ 1/12/2021 đến nay, đơn vị đã thụ lý, kiểm sát điều tra 38 vụ/205 bị can về tội lừa đảo, trong đó có 2 bị can là cán bộ ngân hàng.

Các vụ án lừa đảo liên quan đến nhân viên ngân hàng đều xuất phát từ những nguyên nhân như: Tham gia trò chơi tiền ảo trên internet dẫn đến nợ nần, mất khả năng thanh toán; cần tiền trả nợ, chi tiêu cá nhân. Từ đó, các đối tượng đưa ra thông tin không có thật là cần tiền đảo khế cho khách và hứa hẹn trả lãi suất cao. Điều này đã đánh vào lòng tham của khách hàng và vô tình tạo điều kiện cho các nhân viên ngân hàng dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội. Sau khi nhận được tiền từ khách hàng, các đối tượng không tiến hành đảo khế mà sử dụng vào việc thanh toán “xoay vòng” các khoản nợ hoặc chi tiêu cá nhân.

Gia tăng tội phạm lừa đảo là nhân viên ngân hàng

Luật sư Phan Văn Chiều - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu đang tư vấn về các quy định của pháp luật cho khách hàng.

Theo Luật sư Phan Văn Chiều - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu (TP Hà Tĩnh): Về hình thức, hành vi của các nhân viên ngân hàng có một số điểm tương đồng giao dịch dân sự nhưng bản chất là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Luật sư Chiều cho rằng, để hạn chế tình trạng nói trên, các ngân hàng cần nâng cao chất lượng công tác, quản lý các mối quan hệ của nhân viên. Đồng thời, xây dựng “khung” chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định liên quan đến giao dịch tài chính. Từ đó, tránh tạo “kẽ hở” để một số nhân viên lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vừa xâm hại quyền lợi của khách hàng, vừa ảnh hưởng xấu đến uy tín của đơn vị.

"Các ngân hàng cần siết chặt hơn công tác quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện các nhân viên có dấu hiệu tham gia hoạt động vay đáo hạn ngân hàng để phòng ngừa, chấn chỉnh.

Về phía khách hàng, trước khi ký vào các khế ước nhận nợ, khách hàng cần xem kỹ nội dung. Khi cần thanh toán, nên đến ngân hàng để giao dịch trực tiếp. Ngoài ra, tuyệt đối nâng cao ý thức cảnh giác, không để các đối tượng quen biết, lợi dụng mối quan hệ; không tham gia các hoạt động cho vay lãi suất cao để tránh gây thiệt hại về tài sản".

Viện trưởng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh - Lê Thị Quỳnh Hoa

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.