Giáo dục lịch sử địa phương - khơi dậy tình yêu quê hương cho học sinh Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng không chỉ giúp học sinh Thạch Hà (Hà Tĩnh) hiểu hơn về những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại mà còn vun đắp tình yêu quê hương, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho các em.

Giáo dục lịch sử địa phương - khơi dậy tình yêu quê hương cho học sinh Thạch Hà

Học sinh Trường TH&THCS Thạch Hội được tìm hiểu lịch sử địa phương qua các giờ học Ngữ văn, Lịch sử.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương đối với thế hệ trẻ, thời gian qua, việc giảng dạy đã được nhiều trường học tại Thạch Hà đặc biệt chú trọng. Công tác giáo dục không chỉ đơn thuần lồng ghép trong các bộ môn như Lịch sử, Ngữ văn, Địa lí, Đạo đức... mà còn tổ chức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tại Trường TH&THCS Thạch Hội, việc tuyên truyền về lịch sử hào hùng của thế hệ cha ông được giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu kỹ để lựa chọn nội dung, đưa vào bài giảng một cách linh hoạt, phù hợp với từng bậc học.

Không chỉ nghe nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh, thanh niên xung phong kể chuyện, các em còn được tham quan các địa chỉ đỏ trên địa bàn huyện như: Đền thờ Chiêu trưng Đại Vương Lê Khôi, Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng, Nhà thờ cụ Mai Kính...

Giáo dục lịch sử địa phương - khơi dậy tình yêu quê hương cho học sinh Thạch Hà

Đền thờ danh tướng Lê Khôi tại núi Nam Giới (xã Thạch Hải, Thạch Hà).

Em Trần Nữ Mai Hương - học sinh lớp 8A, Trường TH&THCS Thạch Hội chia sẻ: “Việc tìm hiểu về lịch sử địa phương đã giúp chúng em có thêm cơ hội khám phá, mở mang kiến thức, hiểu biết về truyền thống của thế hệ đi trước. Từ đó, giáo dục chúng em đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bồi đắp niềm tự hào, tình yêu quê hương và ý thức trân trọng, giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương”.

Cô Phan Danh Hoa - giáo viên Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn (Thạch Hà) cho hay: “Để học sinh hiểu rõ truyền thống của miền quê mình sinh sống, chúng tôi đã lồng ghép những câu chuyện lịch sử của quê hương một cách thích hợp vào bài giảng. Nhờ thế, những giờ học lịch sử không còn khô khan, mà trở nên hấp dẫn hơn đối với học sinh. Các em thêm yêu thích môn Lịch sử, hiểu thêm truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước”.

Giáo dục lịch sử địa phương - khơi dậy tình yêu quê hương cho học sinh Thạch Hà

Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng là địa chỉ đỏ tuyên truyền, giáo dục về quá khứ hào hùng của thế hệ cha ông cho các em học sinh trên địa bàn huyện Thạch Hà. Ảnh: Tư liệu

Cùng với việc thường xuyên tổ chức cho học sinh tham quan địa chỉ đỏ, các trường còn tuyên truyền về sự biến động địa giới hành chính gắn với quá trình lịch sử phát triển hơn một nghìn năm danh xưng Thạch Hà; truyền thống văn hiến và cách mạng của quê hương; những hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông đi trước vì sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước…, giúp các em hiểu đầy đủ hơn về nơi mình đã sinh ra, lớn lên, sinh sống và học tập.

Việc chú trọng giáo dục truyền thống, lịch sử trong các trường học ở Thạch Hà còn góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, khơi dậy lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào dân tộc; tinh thần cần cù, dũng cảm, lao động sáng tạo; tinh thần hiếu học, lạc quan, đoàn kết, ý thức gắn kết cộng đồng...

Giáo dục lịch sử địa phương - khơi dậy tình yêu quê hương cho học sinh Thạch Hà

Các đoàn viên thanh niên tham gia lớp giáo dục lịch sử địa phương do Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Thạch Hà tổ chức.

Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lê Văn Sơn cho biết: "Ngày 5/10/2021, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Hà đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/BTGHU về tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương trên địa bàn huyện. Thông qua đó, bồi dưỡng đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, học sinh, xứng đáng với phẩm chất, hình ảnh tốt đẹp truyền thống của con người Thạch Hà.

Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, chúng tôi đã biên soạn nội dung về lịch sử địa phương đưa vào Bản tin Thạch Hà để phát hành; cung cấp các tài liệu, phối hợp với các tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện để xây dựng nội dung, chương trình và phân công lực lượng báo cáo viên, giảng viên chuẩn bị bài giảng".

Cũng theo ông Sơn, thời gian tới, Ban Tuyên giáo Huyện ủy sẽ triển khai tổ chức cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương cho các thành phần, đối tượng phù hợp với diễn biến dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Các hoạt động chào xuân là dịp để các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) được vui chơi, hiểu thêm về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 trưng bày nhiều ấn phẩm báo chí, phản ánh sự sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyên truyền của báo chí Hà Tĩnh và cả nước trong kỷ nguyên số.
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Nối những niềm vui trên “cánh đồng” tri thức

Nối những niềm vui trên “cánh đồng” tri thức

Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh khép lại năm 2024 với những niềm vui trên “cánh đồng” tri thức. Nỗ lực của thầy và trò đã đơm hoa, kết trái bằng những thành tích ấn tượng trên mỗi sân chơi kiến thức.