Giáo dục pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định

(Baohatinh.vn) - Tháng Công nhân, các cấp Công đoàn Hà Tĩnh tập trung nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động để xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định trong cơ quan, doanh nghiệp.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) đã trở thành một trong những nội dung quan trọng được Công đoàn Các khu kinh tế tỉnh quan tâm thực hiện và đặc biệt tăng cường trong Tháng Công nhân. Hoạt động này đã được linh hoạt thực hiện thông qua các hội nghị, tư vấn, đối thoại để giải đáp những băn khoăn, vướng mắc cho người lao động.

5.jpg
Hội nghị TTPBGLPL do Công đoàn Các khu kinh tế tỉnh phối hợp tổ chức thu hút hơn 200 cán bộ, đoàn viên tham gia.

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Bộ luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội... vừa được Công đoàn Các khu kinh tế tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức giữa tháng 5/2024 đã thu hút hơn 200 đoàn viên là người phụ trách công tác nhân sự, bảo hiểm, tiền lương, an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tham gia.

Chị Nguyễn Thị Hồng Xoan - nhân viên Công ty TNHH Sản xuất cấu kiện công nghệ cao Viết Hải cho biết: “Giảng viên chuyên ngành luật đã cung cấp cho chúng tôi nhiều nội dung quan trọng như: quy định mới về BHXH; chính sách cho người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp, lao động nữ; một số nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư… Những vấn đề phát sinh từ thực tiễn được đối thoại, thảo luận sôi nổi, giải đáp thỏa đáng, giúp chúng tôi có thêm kiến thức, kỹ năng để áp dụng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp”.

3.jpg
Người lao động được cung cấp nhiều kiến thức về pháp luật lao động.

Ngoài hội nghị này, Công đoàn Các khu kinh tế tỉnh cũng chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cơ sở trong doanh nghiệp triển khai hoạt động TTPBGDPL cho đoàn viên, người lao động, gắn với tăng cường các biện pháp thắt chặt, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

Cán bộ các công đoàn cơ sở trực thuộc và đại diện công nhân, lao động của 22 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê cũng vừa được tham gia hội nghị TTPBGDPL và đối thoại với lãnh đạo UBND huyện, LĐLĐ huyện.

Trên tinh thần phát huy dân chủ, thẳng thắn đối thoại, hội nghị đã ghi nhận gần 20 ý kiến của các đoàn viên, CNVC - NLĐ. Các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề chính như: quy định các loại bảo hiểm, an toàn lao động, chế độ cho đoàn viên là cô nuôi tại các trường học....

2.jpg
Đoàn viên công đoàn Hương Khê đối thoại với lãnh đạo các cấp, ngành.

Bà Trần Thị Mai Liên - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Hương Khê cho biết: “Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức của đoàn viên, người lao động về pháp luật, giúp họ hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm liên quan. Đây cũng là dịp để người đứng đầu chính quyền, các phòng, ban lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tiếp thu kiến nghị để kịp giải quyết những vướng mắc. Điều này sẽ góp phần tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chủ trương, chính sách tại địa phương, đơn vị”.

Bên cạnh tuyên truyền, phổ biến về pháp luật lao động, trong Tháng Công nhân 2024, một số đơn vị đã lựa chọn nội dung tuyên truyền về pháp luật giao thông, phòng chống ma túy, luật an ninh mạng… để tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đoàn viên, người lao động, đặc biệt là lao động trong các doanh nghiệp.

1.jpg
Hội nghị tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông do LĐLĐ thành phố Hà Tĩnh tổ chức.

Hiện nay, toàn tỉnh có 69.875 đoàn viên, trong đó khối doanh nghiệp là 26.485 người. Đoàn viên thuộc khối doanh nghiệp phần lớn là lao động phổ thông, trình độ, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Vì vậy, các cấp công đoàn luôn chú trọng và chủ động trong phối hợp tuyên truyền pháp luật cho nhóm đối tượng này.

Theo đó, phương pháp tuyên truyền được đổi mới, triển khai bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện của từng đơn vị như: hội nghị trực tiếp; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, mạng xã hội; lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chuyên đề; tủ sách pháp luật; treo pano, áp phích…

1111.jpg
Cán bộ LĐLĐ tỉnh và Công đoàn Các khu kinh tế tỉnh kiểm tra công tác chấp hành pháp luật lao động tại doanh nghiệp ở KKT Vũng Áng.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm đến nay, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp tổ chức 2 lớp tuyên truyền pháp luật về chính sách lao động nữ, luật an toàn giao thông cho gần 500 đoàn viên, CNLĐ; công đoàn cấp huyện, ngành và công đoàn cơ sở tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật cho hàng nghìn lượt người lao động.

Ngoài ra, các cấp công đoàn cũng triển khai những cuộc thi trực tuyến do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động đến toàn thể đoàn viên, người lao động như: "Tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động", "Nghị quyết đại hội công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động"... Đây cũng là kênh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, lan tỏa, thu hút đông đảo người lao động tham gia.

Việc đẩy mạnh công tác TTPBGDPL nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động; góp phần xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định trong các doanh nghiệp, đơn vị; kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đây cũng là cơ sở, điều kiện để các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường; giúp mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức công đoàn và người lao động ngày càng gắn bó.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ngô Đình Vân

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và thân thiện với mọi đối tượng trong xã hội là mục tiêu mà Hà Tĩnh hướng tới. Thế nhưng, với người khuyết tật thì con đường tiếp cận các không gian công cộng, giao thông hay dịch vụ thiết yếu vẫn còn hạn chế.
Làm gì để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động?

Làm gì để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động?

Xuất khẩu lao động được nhiều người chọn lựa như một giải pháp để giảm nghèo, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng lòng tin của người lao động để trục lợi. Vì sao lại có thực trạng này? Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình “Vấn đề hôm nay”.
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Nguyễn Phúc Lương và hành trình truyền cảm hứng tuổi 18

Nguyễn Phúc Lương và hành trình truyền cảm hứng tuổi 18

Nguyễn Phúc Lương, cựu học sinh 12 Toán 1, THPT Chuyên Hà Tĩnh vừa liên tiếp nhận được thông báo trúng tuyển từ 12 trường đại học ở Mỹ. Cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Phúc Lương về hành trình chinh phục học bổng từ các đại học danh giá.
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

Trong số gần 150 tân khoa khóa 2 của Trường Đại học VinUni, có tới 55% sinh viên được tuyển dụng trước lễ tốt nghiệp bởi các tập đoàn danh tiếng như Google, Qualcomm, Boston Consulting Group (BCG), Unilever, P&G, VinRobotics…; 26% sinh viên trúng tuyển chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu thế giới, trong đó gần một nửa thuộc nhóm đại học Top 20 toàn cầu.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.