Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

(Baohatinh.vn) - Chuẩn bị bước sang năm học mới nhưng Trường THCS Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang đối mặt với nỗi lo về nơi “an cư” của giáo viên và tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp.

Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

Trường THCS Kỳ Thượng đang đối mặt với nhiều khó khăn đầu năm học mới.

Nhiều năm nay, giáo viên của Trường THCS Kỳ Thượng đã “lạc nghiệp” trong niềm yêu mến trẻ nhưng họ chưa thể nào “an cư” bởi tình trạng xuống cấp của nhà công vụ.

Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

Căn phòng của một gia đình giáo viên với 5 thành viên.

Thật khó để có thể tin rằng, trước mắt chúng tôi, nơi được một giáo viên dẫn vào và chỉ rằng: đây là nơi ở của một gia đình giáo viên với căn phòng rộng chừng 8m2 cho 5 thành viên cùng ăn ở, sinh hoạt. Bàn soạn giáo án, nơi học hành của con, nơi treo phơi đồ và chỗ nằm nghỉ vẻn vẹn trong căn phòng tuềnh toàng ấy.

Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

Một căn phòng khác có diện tích tương tự, đang là nơi ở của giáo viên nhà trường.

Chủ một căn phòng (xin giấu tên) chia sẻ: “Dãy nhà có 5 phòng, đều có diện tích như nhau. Vì phòng chật hẹp nên không thể nấu ăn trong đó mà phải đặt bếp ở ngoài hiên. Dãy nhà xây dựng từ năm 2011, về diện tích và công năng không đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt nên rất bất tiện. Tuy nhiên, để bám trường, bám lớp, chúng tôi đành chấp nhận”.

Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

Bên ngoài của dãy nhà gồm 5 phòng ở của giáo viên.

Nằm cạnh dãy nhà này là dãy 6 phòng khác từng là chỗ ở của giáo viên, song, hiện nay đã quá xuống cấp, không đảm bảo an toàn nên không thể sử dụng. “Nhà trường có 3 dãy nhà công vụ cho giáo viên nhưng chỉ được 1 dãy đảm bảo do mới đầu tư cách đây chưa lâu. 2 dãy nhà khác, 1 dãy gồm 6 phòng được xây dựng từ năm 1997 đã xuống cấp nghiêm trọng, tường nhà bị nứt, sàn bị sụt lún, mái cong vênh và thấm dột, không thể sử dụng, hiện không có người ở; 1 dãy gồm 5 phòng được đầu tư năm 2011 nay quá chật hẹp, không đảm bảo nơi ở cho gia đình giáo viên” - thầy Nguyễn Hữu Khánh, Hiệu trưởng nhà trường cho hay.

Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

Dãy nhà này được xây dựng từ năm 1997, nay không thể sử dụng do đã xuống cấp nghiêm trọng.

Khó khăn về nhà công vụ từ lâu đã là nỗi buồn trong lòng nhiều gia đình giáo viên nơi đây. Tại ngôi trường này, có những giáo viên đã cống hiến hàng chục năm và vẫn đang sinh sống trong những căn phòng chật chội. Hầu hết giáo viên dạy tại Kỳ Thượng nói chung, THCS Kỳ Thượng nói riêng đều đến từ địa bàn khác.

Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

Tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nhìn từ bên ngoài của dãy nhà xây dựng năm 1997.

Năm học vừa 2022 - 2023 kết thúc, 4 giáo viên đã “về xuôi” do hết thời gian biệt phái. Nhà trường hiện còn 29 giáo viên, trong đó 14 giáo viên ngoài huyện (nhà ở Hương Khê, Cẩm Xuyên, Đức Thọ; TP Vinh - Nghệ An). Số giáo viên còn lại, dù có hộ khẩu ở huyện Kỳ Anh nhưng vì xa nhà (có giáo viên ở xã Kỳ Đồng), buộc phải ở nhà công vụ.

Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

Khu vực nấu nướng, sinh hoạt của giáo viên được đặt ở bên ngoài phòng ở.

Tình yêu với nghề gieo chữ, tình thương với học trò miền núi là sợi dây neo giữ thầy cô với môi trường này. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Khánh tâm sự: Năm học này, 19 giáo viên phải ở lại nhà công vụ để đảm bảo giảng dạy. Có 5 trẻ em phải ở cùng bố, mẹ. Bởi vậy, chưa đảm bảo nơi ăn chốn ở cho giáo viên là nỗi đau đáu nhiều năm liền của Ban giám hiệu cũng như lãnh đạo địa phương.

“Địa phương rất khó khăn về kinh tế nên không đủ nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. Trước bối cảnh đó, chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần và mong muốn các cấp xem xét, hỗ trợ nhà trường xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên để đội ngũ giáo viên ở đây bớt khó khăn trong ăn ở, sinh hoạt, từ đó tập trung hơn cho nhiệm vụ giảng dạy. Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc đề xuất của địa phương và nhà trường cũng chưa được đáp ứng” - ông Vũ Trung Tiến, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã Kỳ Thượng cho hay.

Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

Lãnh đạo địa phương và nhà trường trao đổi với phóng viên.

Năm học này, trong khi cảnh tượng các dãy nhà công vụ xuống cấp vẫn “trơ trơ” dưới tán phượng già thì nhà trường lại đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều bộ môn. Hiệu trưởng nhà trường trao đổi: Năm học 2023 - 2024, toàn trường dự kiến có 559 em học sinh, trong khi đó, tính toán cho thấy, sẽ thiếu 6 giáo viên (3 giáo viên môn Văn và 3 giáo viên ở các môn Lịch sử, Âm nhạc, Công nghệ). Trong đó, môn Lịch sử và môn Âm nhạc hiện không có giáo viên. Nhà trường cũng 2 năm liền không có kế toán.

Trường học vùng cao huyện Kỳ Anh “day dứt” nỗi lo nhà ở công vụ, thiếu giáo viên

Để có những buổi chiều vui tươi, giáo viên nơi đây đang mong chờ có thêm nhà công vụ mới, đảm bảo nơi ăn chốn ở (Trong ảnh: Cảnh sinh hoạt buổi chiều của các gia đình giáo viên).

Trước thực trạng trên, UBND huyện Kỳ Anh đang tìm mọi cách kêu gọi nguồn tài trợ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa được xác định. Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Anh cũng đang tính toán phương án “bù đắp” tình trạng thiếu giáo viên nơi đây bằng việc biệt phái giáo viên từ nơi khác.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.
"Học mà chơi - chơi mà học" với English day 2024

"Học mà chơi - chơi mà học" với English day 2024

Chương trình ngày hội Tiếng Anh 2024 của Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) đã trở thành sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em học sinh thể hiện được năng khiếu, cùng nhau trao đổi, học hỏi, trau dồi môn học.