Giúp con em Hà Tĩnh sử dụng thiết bị công nghệ đúng mục đích

(Baohatinh.vn) - Làm thế nào để học sinh sử dụng thiết bị công nghệ, mạng xã hội đúng mục đích, không gây ảnh hưởng tiêu cực vẫn là điều khiến giáo viên, phụ huynh ở Hà Tĩnh phải cân nhắc.

Ngày nay, internet là một nguồn tài nguyên vô tận cho phép mọi người tham khảo tài liệu, trao đổi thông tin hữu ích mà không cần tốn thêm chi phí. Điện thoại thông minh, mạng xã hội đã phát huy vai trò quan trọng trong việc kết nối trẻ em với những kho tàng tri thức; giúp trẻ mở mang hiểu biết về thế giới, không bị thụt lùi về công nghệ so với bạn bè đồng trang lứa.

111.jpg
Hầu hết các trường học đã ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội vào việc dạy học.

Chính vì vậy, việc học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ có kết nối internet để khai thác thông tin, kiến thức phục vụ cho học tập là điều tất yếu và vô cùng cần thiết.

Hiện nay, hầu hết các trường, lớp, cấp học cũng lập các nhóm chat trên Facebook, Zalo để tiện trao đổi thông tin, liên lạc bài vở giữa giáo viên, phụ huynh, học sinh. Với học sinh cấp 2, cấp 3, phần lớn các em đã có tài khoản mạng xã hội để chủ động trong việc tham gia các nhóm chat này.

Điều này dẫn đến việc các em sẽ phải sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet một cách thường xuyên. Nếu không có ý thức và sự quản lý, định hướng của giáo viên, phụ huynh thì các em rất dễ sử dụng sai mục đích, ảnh hưởng đến việc học và cuộc sống.

2.jpg
Mạng internet là nguồn tài nguyên kiến thức vô tận, giúp học sinh kết nối với thế giới, nâng cao hiểu biết.

Chị Phạm Thanh Tuyết (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Con trai tôi đang học lớp 9. Là năm cuối cấp nên bài vở nhiều, mà phần lớn giáo viên đều giao bài tập, thông báo các thông tin quan trọng trên nhóm chat của lớp nên việc con dùng mạng xã hội là đương nhiên. Dù nhắc nhở thường xuyên và kiểm soát kỹ những nội dung con thường truy cập nhưng tôi vẫn lo lắng con không thể tránh hết những nội dung tiêu cực trên mạng xã hội hoặc các con sao nhãng việc học khi trò chuyện quá nhiều qua tin nhắn, chơi game trên máy tính, điện thoại...”.

Điều lo lắng này là có cơ sở, bởi nhiều em học sinh khi được hỏi cũng thừa nhận, ngoài nhóm chat chung của lớp có sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các em còn là thành viên của không ít nhóm chat bạn bè khác.

“Phần lớn thời gian truy cập mạng, em vẫn ưu tiên phục vụ việc học nhưng không tránh khỏi nhiều lúc bị phân tâm bởi những câu chuyện phiếm cùng các bạn. Thậm chí, có bạn còn gửi những đường link với nội dung không phù hợp vào nhóm chung” - một học sinh lớp 10 ở TP Hà Tĩnh chia sẻ.

1.jpg
Học sinh sử dụng thiết bị công nghệ và mạng xã hội phục vụ học tập là rất cần thiết nhưng cần có sự định hướng, giám sát từ phụ huynh, giáo viên.

Lợi ích của thiết bị công nghệ, mạng xã hội đối với việc học, phát triển kỹ năng, tư duy của học sinh là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên, người lớn cần có những giải pháp để giúp các con có thể sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả và phù hợp nhất.

Cô Nguyễn Thị Lương - giáo viên Trường THCS Mỹ Châu (Lộc Hà) chia sẻ: “Giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn các em sử dụng thiết bị công nghệ, mạng xã hội vào những mục đích tích cực. Cùng đó, chúng tôi cũng phải sâu sát nắm bắt tâm lý, những thay đổi trong tính cách, thói quen hằng ngày của học sinh để kịp thời có sự uốn nắn, điều chỉnh phù hợp”.

Về phía phụ huynh, việc lựa chọn thiết bị công nghệ cho con cũng là một giải pháp quản lý. Anh Hoàng Văn Mạnh (TX Kỳ Anh) chia sẻ: “Con trai tôi học lớp 8, cháu đã được dùng điện thoại di động riêng nhưng tôi chỉ sắm cho cháu loại máy có kích thước màn hình lớn, hình ảnh hiển thị rõ ràng, cấu hình không quá cao, chức năng phù hợp. Đồng thời giám sát nội dung truy cập của con để quản lý, định hướng cho cháu”.

Đối với những học sinh ở cấp học thấp hơn, nhiều phụ huynh lựa chọn giải pháp cho con sử dụng tài khoản mạng xã hội nhưng nắm quyền truy cập. Điều này giúp bố mẹ quản lý được thời lượng con tham gia mạng xã hội và giám sát được nội dung truy cập, trò chuyện...

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.