Bạn dạy con quản lý chi tiêu thế nào?

(Baohatinh.vn) - Trang bị các kỹ năng sống nói chung, kỹ năng quản lý tài chính, cách chi tiêu hợp lý nói riêng cho trẻ là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hưng (xã Hộ Độ - Lộc Hà) có con trai đang học lớp 8 tại một trường THCS trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Nhà cách trường gần 8 km, vợ chồng bận công việc nên anh Hưng phải mua xe cho con tự đi học.

Những hôm học cả ngày, con trai sẽ ở lại nhà người quen, bạn bè để tiện cho giờ học buổi chiều, vì thế, anh chị phải cho con một khoản tiền tiêu vặt hằng tháng để con chủ động chi tiêu.

Bạn dạy con quản lý chi tiêu thế nào?

Giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, chi tiêu hợp lý là điều các bậc phụ huynh cần làm.

Anh Hưng chia sẻ: “Mặc dù đã dặn dò con chi tiêu hợp lý khoản tiền được cấp hằng tháng, nhưng vợ chồng tôi vẫn không khỏi lo lắng vì cháu có thể dùng tiền vào những việc không chính đáng, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học”.

Chị Phan Phương Thanh (phường Bắc Hà - TP Hà Tĩnh) cũng thường cho con một số tiền nhỏ để tiêu vặt hằng ngày. “Cuối ngày, tôi vẫn thường hỏi con đã dùng tiền mua những gì. Vì số tiền không lớn nên chủ yếu cháu chỉ mua nước uống, đồ ăn vặt, tuy nhiên, điều tôi lo ngại là cháu có thể mua những món hàng không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ được bày bán ở cổng trường, vỉa hè”.

Trên thực tế, rất nhiều gia đình cho con tiền tiêu vặt hằng ngày bởi lịch học khá dày, người lớn bận rộn với công việc, các con cũng cần có một khoản tiền để chủ động trong việc ăn uống, đi lại. Tuy nhiên, việc quản lý chi tiêu của trẻ là điều mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm.

Bạn dạy con quản lý chi tiêu thế nào?

Nhiều trẻ em được bố mẹ chu cấp khoản tiền tiêu vặt hàng ngày.

Để trẻ chi tiêu hợp lý, việc đầu tiên là phải làm sao cho trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, quý trọng công sức lao động. Nhiều phụ huynh mà tôi biết đã có những cách làm hay để con tự kiếm tiền chính đáng như tranh thủ thời gian rảnh rỗi để trồng rau sạch; nuôi gia cầm lấy trứng; làm đồ ăn vặt, đồ chơi...

Những sản phẩm handmade đó sẽ được phụ huynh hỗ trợ giới thiệu cho bạn bè, người quen tiêu thụ; số tiền thu được để các con bỏ tiết kiệm hoặc chi tiêu cho những nhu cầu chính đáng.

Bé Phạm Lê An (10 tuổi, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) là một ví dụ. Gia đình có một khoảng đất trống bên cạnh ngôi nhà đang ở nên bố mẹ đã mua một chục chú gà con xinh xắn, ít đôi bồ câu. Hằng ngày, Lê An và em trai đảm nhận nhiệm vụ cho gà, bồ câu ăn uống.

Bạn dạy con quản lý chi tiêu thế nào?

Tự tay chăm sóc gia cầm vừa giúp bé Lê An thư giãn, vừa hiểu được giá trị của của lao động và rèn kỹ năng quản lý chi tiêu.

Chị Lê Nữ Ái Chi - mẹ bé Lê An chia sẻ: “Công việc không quá nặng nhọc lại được chơi đùa vui vẻ nên các con rất hào hứng, thích thú. Số tiền kiếm được từ việc nuôi gia cầm không lớn nhưng giúp các con hiểu được giá trị của lao động, từ đó, con sẽ có kế hoạch chi tiêu, quản lý tài chính hợp lý khi được sở hữu khoản tiền tiêu vặt”.

Ngoài ra, cũng có những phụ huynh lựa chọn cách quản lý chi tiêu của con theo xu hướng 4.0. Đó là mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký các dịch vụ “ví điện tử” có cài đặt hạn mức riêng cho con; hệ thống thông báo kết nối với thiết bị điện tử thông minh của bố mẹ. Đây cũng là một giải pháp khá tiện ích giúp các con chủ động trong chi tiêu mà bố mẹ vẫn có thể quản lý mức tiêu dùng hằng ngày để có sự nhắc nhở, điều chỉnh phù hợp.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.