Giúp người dân vùng rốn lũ của Hương Khê nuôi dê thoát nghèo

(Baohatinh.vn) - Một trong những mô hình thuộc chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai tại vùng rốn lũ Hà Linh là nuôi dê sinh sản, bước đầu cho thấy hiệu quả cao.

Hà Linh là một trong những xã khó khăn của huyện Hương Khê. Trên địa bàn hiện vẫn còn nhiều hộ nghèo, khó khăn do đặc thù thấp trũng, hằng năm chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Trong điều kiện đó, năm 2024, Phòng LĐ&TB-XH huyện và xã Hà Linh phối hợp thực hiện dự án hỗ trợ phát triển nuôi dê sinh sản.

Để thực hiện tốt dự án, các đơn vị đã lựa chọn những gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc mới thoát nghèo có chí làm ăn, nhiệt tình, tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất.

bqbht_br_1.jpg
Sau 4 tháng nuôi, từ 3 con giống được hỗ trợ, chị Nguyễn Thị Nga (thôn 7, xã Hà Linh) đã nhân đàn lên 6 con, dê nái chuẩn bị sinh sản lứa thứ 2.

Dự án được triển khai trên địa bàn các thôn với 23 hộ dân. Tham gia dự án, mỗi hộ dân được hỗ trợ tiền mua dê giống với kinh phí từ 8 triệu đồng (hộ thoát nghèo), 9 triệu đồng (hộ cận nghèo) và 11 triệu đồng (hộ nghèo). Bên cạnh đó, bà con được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc.

Sau khoảng 4 tháng thả giống, mô hình đã có được những thành công bước đầu, gần 70% dê giống đã sinh sản. Trong đó có nhiều hộ đã có thêm thu nhập từ việc bán dê con hoặc hoặc tăng đàn.

bqbht_br_2.jpg
Theo đánh giá ban đầu, dê có sức đề kháng tốt, chi phí đầu tư thấp nên sớm cho lợi nhuận.

Theo đánh giá ban đầu, so với các loại vật nuôi khác, dê có sức đề kháng tốt, chi phí đầu tư ban đầu cho việc nuôi dê thấp, nguồn thức ăn dễ kiếm và dễ tiêu thụ.

Ông Nguyễn Xuân Thái - Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Hương Khê cho biết, qua triển khai, theo dõi, địa phương đang đặt niềm tin đây sẽ là dự án giúp giảm nghèo bền vững trong tương lai. Chúng tôi sẽ phối hợp với ngành NN&PTNT cùng các địa phương để có đánh giá, tiến tới hỗ trợ nhân rộng các mô hình trong thời gian tới nhằm góp phần thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Chủ đề Vì người nghèo

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.