"Gỡ khó" trong giải quyết đất dư thừa từ tích tụ ruộng đất

(Baohatinh.vn) - Tích tụ ruộng đất là chủ trương lớn, liên quan đến sản xuất của người dân, bởi vậy, hướng dẫn của ngành chuyên môn Hà Tĩnh được xem là “cây gậy” để chính quyền cấp xã và người dân thực hiện.

Các địa phương đã… có hướng

Tranh thủ chạy đua với thời gian khi mùa mưa bão đang tới, xã Tùng Châu (Đức Thọ) đang gấp rút triển khai tích tụ ruộng đất, phá ô thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn. Nhiều cánh đồng tại Tùng Châu địa hình không bằng phẳng, nhiều thửa manh mún. Bởi vậy, việc giải quyết đất dư thừa trong quá trình tích tụ ruộng là nỗi trăn trở thường xuyên của cán bộ và người dân.

z5830405461257_081b2f5d95f09d9648ba89d54885b5da.jpg
Máy móc được huy động để phục vụ công tác chuyển đổi ruộng đất ở thôn Văn Khang, xã Tùng Châu.

Chủ tịch UBND xã Tùng Châu Nguyễn Ngọc Thơ cho hay: Hiện tại, 5/7 thôn trên địa bàn đã và đang tập trung triển khai dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất. Tại 5 thôn, việc giao ruộng đã tiến hành và cơ bản mỗi hộ chỉ còn sản xuất một thửa. Toàn xã đang tập trung chuyển đổi, sau đó sẽ nghiệm thu khối lượng đất dư thừa và có giải pháp phù hợp theo hướng dẫn của Sở TN&MT”.

Ông Thơ cũng trao đổi thêm: "Ngay khi tiếp nhận văn bản số 3718/STNMT-KS của Sở TN&MT “Về việc hướng dẫn thực hiện phương án xử lý khối lượng đất dư thừa trong quá trình chuyển đổi, tập trung, tích tụ ruộng đất”, UBND xã đã ra văn bản triển khai thực hiện, tuyên truyền tới từng thôn để cán bộ thôn và người dân hiểu, thực hiện đúng.

Chúng tôi xác định, việc tích tụ ruộng đất và xử lý đất dư thừa trong quá trình này là công việc xuyên suốt từ năm này cho đến nhiều năm sau vì làm đến đâu sẽ phát sinh lượng đất dư thừa đến đó. UBND xã cũng đã giao HTX tổ chức sản xuất phối hợp với đơn vị thôn xóm, địa chính xã phải làm thật chặt chẽ từ cắm mốc khu vực, thống kê khối lượng, phân loại đất, từ đó đề ra các phương án như: khu vực nào thì hạ độ cao, chỗ đất nào thì san lấp mặt ruộng, chỗ đất nào thì đắp bờ vùng... Quá trình làm phải thật thận trọng, bám quy định, phát huy dân chủ ở các thôn và tuyệt đối không để tình trạng sử dụng đất dư thừa sai mục đích, vận chuyển đất dư thừa ra ngoài thôn, ngoài xã…".

z5830392692482_8d6bb8cbe588926f2fe20a8296f14d4e.jpg
Quá trình tích tụ ruộng đất, UBND xã Tùng Châu đã chỉ đạo cụ thể trong xử lý đất dôi dư, đảm bảo đúng quy định.

Tại xã Vượng Lộc (Can Lộc), thời gian trước đây, quá trình chuyển đổi ruộng đất đã xuất hiện khối lượng lớn đất dôi dư. Hiện nay, UBND xã đã xây dựng phương án sử dụng khối lượng đất này để trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt.

Theo tổng hợp của UBND xã, hiện tại tổng lượng đất ước tính dư thừa sau cải tạo mặt bằng ruộng là hơn 15.000 m3 tập trung ở 8 thôn, trong đó nhiều nhất là các thôn Làng Lau với 8 xứ đồng, Đông Huề 5 xứ đồng, Minh Vượng 1 xứ đồng… Mặc dù phương án chưa được phê duyệt, song việc giải quyết khối lượng đất dư thừa sẽ được thực hiện theo hướng: đất ở thôn nào thì sử dụng vào mục đích ở thôn đó; việc giải quyết phải đảm bảo hiệu quả, phát huy lợi ích lâu dài, phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân; đặc biệt phải trên tinh thần dân chủ, Nhân dân bàn bạc và thống nhất đưa ra phương án theo quy định.

UBND xã Vượng Lộc đã xây dựng phương án xử lý đất dư thừa sau tích tụ ruộng đất để sớm trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt.
UBND xã Vượng Lộc đã xây dựng phương án xử lý đất dư thừa sau tích tụ ruộng đất để sớm trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt.

Ông Trần Đình Việt - Trưởng phòng TN&MT huyện Can Lộc cho hay: “Thực hiện hướng dẫn của Sở TN&MT và Sở NN&PTNT, huyện đã ban hành văn bản gửi các địa phương triển khai thực hiện theo đúng nội dung chỉ đạo của cấp trên. Trong đó, yêu cầu các xã xây dựng phương án sử dụng đất dư thừa trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt. Hiện nay, các xã đang tập trung triển khai nội dung này, trong đó, Vượng Lộc đã xây dựng dự thảo phương án”.

Ông Việt còn cho biết thêm: Thu hoạch lúa hè thu vừa xong, các địa phương đang tính toán phương án để tiếp tục thực hiện chuyển đổi ruộng đất. Việc chuyển đổi lần này đã có những thuận lợi khi có văn bản hướng dẫn sử dụng đất dư thừa. Đây là điều rất cần thiết và cũng là nội dung mà UBND huyện Can Lộc đã kiến nghị tỉnh sau thời gian chuyển đổi ruộng đất năm 2023.

“Cây gậy” cầm tay

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, tại Thông báo Kết luận họp UBND tỉnh ngày 24/7/2024, UBND tỉnh đã giao: Về phương án xử lý khối lượng đất dư thừa trong quá trình phá bờ thửa, cải tạo đồng ruộng khi chuyển đổi, tập trung, tích tụ ruộng đất, thống nhất chủ trương theo đề nghị của Sở TN&MT. Cùng đó, UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng khối lượng đất dư thừa theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyệt đối không được để lợi dụng chủ trương để khai thác, sử dụng sai mục đích, trái quy định, không có hiệu quả kinh tế - xã hội và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, địa chất, đất đai, thổ nhưỡng.

z5830408170286_838ce832aaae2140f05c74e2ccf56fe2.jpg
Một số tuyến đường nội đồng ở Tùng Châu đã được hình thành trong quá trình tích tụ ruộng đất.

UBND tỉnh cũng giao Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Tài chính có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện. Trên cơ sở này, ngày 22/8, Sở TN&MT ban hành văn bản số 3718/STNMT-KS “Về việc hướng dẫn thực hiện phương án xử lý khối lượng đất dư thừa trong quá trình chuyển đổi, tập trung, tích tụ ruộng đất” gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Văn bản này hướng dẫn cụ thể từng nội dung như: đối với tầng đất mặt đất trồng lúa sau khi bóc tách để cải tạo đồng ruộng phải sử dụng làm phẳng mặt ruộng; đối với đất dư thừa không phải là tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước giao UBND xã lập phương án sử dụng vào mục đích nông nghiệp (cải tạo các thửa đất ở vị trí khác, cải tạo vườn hộ...) theo Luật Trồng trọt; đối với đất dư thừa đủ tiêu chuẩn sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường thì được quản lý sử dụng theo luật định; đối với đất dư thừa không thuộc các nhóm trên thì bố trí khu vực đổ thải để lưu giữ, quản lý.

z5830406765372_1287a92156402d56cc83153e9eade1f7.jpg
Tập trung, tích tụ ruộng đất là chủ trương lớn, liên quan trực tiếp đến đời sống sản xuất của người dân nên rất được cấp ủy, chính quyền và người dân quan tâm.

Cùng với hướng dẫn của Sở TN&MT, ngày 23/8/2024, Sở NN&PTNT cũng đã ban hành văn bản số 2688/SNN-TT&BVTV “Về việc hướng dẫn một số nội dung chuyên môn liên quan đến xử lý đất dư thừa trong quá trình cải tạo đồng ruộng, tập trung, tích tụ ruộng đất”. Văn bản này đã hướng dẫn cụ thể hơn đối với đất dư thừa, trong đó nêu rõ các quy trình xử lý đối với đất dư thừa là tầng đất mặt đất chuyên trồng lúa, như: bóc tách tầng đất mặt tập kết vị trí thuận lợi; sau khi làm phẳng mặt ruộng thì dùng khối lượng đất này hoàn trả mặt ruộng; tuyệt đối không vận chuyển ra ngoài khu vực cải tạo hoặc sử dụng vào mục đích khác.

z5830391471498_22bffdf0db13cbf121e098023c7ef0c5.jpg
Hướng dẫn của ngành chuyên môn là căn cứ quan trọng để chính quyền địa phương và người dân triển khai thực hiện trong quá trình chuyển đổi, tích tụ ruộng đất (Trong ảnh: Người dân Đức Thọ chủ động cải tạo mặt ruộng trong quá trình tích tụ ruộng đất).

Như vậy, bất cập do dư thừa khối lượng đất trong quá trình tập trung tích tụ ruộng đất đã có hướng xử lý. Với hướng xử lý này, tin rằng, việc tập trung tích tụ ruộng đất trên toàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đạt nhiều kết quả, xóa đi những “ngập ngừng” ở chính các xã, phường khi triển khai phương án dồn điền và phát huy dân chủ ngay tại cơ sở xã, phường, thị trấn, tạo đồng thuận cao trong nhân dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.