Hà Tĩnh có 20 công trình xung yếu cần xử lý cấp bách

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về xử lý cấp bách những đoạn, điểm, tuyến đê xung yếu đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao ngành chức năng, các địa phương rà soát hiện trạng các công trình trên địa bàn.

ha tinh co 20 cong trinh xung yeu can xu ly cap bach

Cống ngăn mặn trên tuyến đê Sông Nam (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) hư hỏng, không đảm bảo phòng chống lụt bão

Qua đó, có 14 công trình với tổng mức đầu tư dự kiến 12,3 tỷ đồng bố trí từ ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện, xã xử lý các điểm, đoạn, tuyến đê xung yếu trước mùa mưa bão, gồm: cống Hoàng Đình, đê ngăn mặn thôn Vĩnh Thuận, cướng dưới đê Khe Bò, 3 cống dưới đê Minh Đức, tràn tự điều tiết trên đê Hoàng Đình, cống Sác Lâm trên đê Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh); đê Trường Sơn kết hợp giao thông (Đức Thọ), đê sông Ngàn Mọ qua xã Cẩm Vịnh, đê biển Cẩm Nhượng, cống đóng mở qua đê tại thôn 2 - Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên); đê sông qua xã Ích Hậu (Lộc Hà); đê Tân Long tại k1+35 và đoạn qua xã Sơn Tân (Hương Sơn); đê Đồng Cói đoạn từ k3+050 - k3+160 và cống số 2 (Nghi Xuân).

6 công trình với tổng mức dự kiến hơn 320 tỷ đồng cần sự hỗ trợ từ trung ương khoảng hơn 260 tỷ đồng để xử lý cấp bách các điểm, đoạn, tuyến đê xung yếu trước mùa mưa bão gồm: Đê biển, đê cửa sông kết hợp giao thông (giai đoạn 2) đoạn qua xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (1,89 km); xử lý điểm xung yếu tuyến đê La Giang đoạn từ k15+500 - k16+100; đê Tân Long đoạn qua xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn (3 km); đê Song Nam, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (1,98 km); kè chống sạt lở bờ sông Rào Cái (sông Ngàn Mọ) kết hợp giao thông đoạn từ cầu Nủi đến cầu Phủ, xã Thạch Lâm (3,42 km); đê Hữu Phủ đoạn từ k2+350 - k3+480 (1,13 km).

Hà Tĩnh là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp của các loại hình thiên tai như: bão, nước biển dâng, ngập lụt, xâm nhập mặn... Đặc biệt, địa phương có bờ biển dài 137 km với 4 cửa sông: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu.

Theo công bố của Bộ TN&MT tại Quyết định 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 về phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão gây ra khu vực ven biển Việt Nam, khu vực Hà Tĩnh có khả năng ảnh hưởng của bão cấp 15, cấp 16 và nguy cơ nước dâng do bão có thể lên tới 5,7-6,2km khi gặp triều cường (cao nhất cả nước); bờ biển và các vùng cửa sông thường xuyên bị xâm thực, xói lở, đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhân dân và các cơ sở hạ tầng...

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.