Trong tổng nguồn kinh phí này, ngân sách Nhà nước: 105,982 tỷ đồng (30%); vốn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và xã hội hóa: 377,880 tỷ đồng (70%).
Bưởi Phúc Trạch - một trong những sản phẩm chất lượng cao được đưa vào Chương trình OCOP
Đây là kinh phí để thực hiện các chính sách: hỗ trợ quy hoạch chi tiết phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ tín dụng cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu khoa học, đổi mới, chuyển giao công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công bố chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thiết kế, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP; hỗ trợ ứng dụng, phát triển, xây dựng hồ sơ công bố chất lượng, mã số mã vạch, hệ thống nhận diện thương hiệu...
Mỗi xã một sản phẩm là chương trình quốc gia (Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ) về tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng, có lợi thế của địa phương đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của chương trình.
Việc tổ chức sản xuất kinh doanh có tính cộng đồng ở một địa phương cấp xã, chủ yếu do người dân địa phương chủ động tạo ra (tự lực, tự tin và sáng tạo), nguồn nguyên liệu chủ động đảm bảo sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, bền vững nhằm phát triển mạnh nội sinh, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng lợi ích cộng đồng ở địa phương.