Người đàn ông "gieo duyên" cây húng quế trên đất Kỳ Tân

(Baohatinh.vn) - Ông Trịnh Viết Thắng (SN 1978, quê Hà Nội) là người đã đưa cây húng quế về trồng tại xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và mở ra hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp.

1.jpg
Những ngày này, cây húng quế trên địa bàn xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh) đang trong giai đoạn thu hoạch vụ thứ 3. Theo chia sẻ của người dân, đây là đợt thu hoạch cuối cùng trong năm, sau đó, họ sẽ vun xới đất để trồng vụ mới từ sau tết Nguyên đán.
2.jpg
Toàn bộ vùng trồng này là của ông Trịnh Viết Thắng (SN 1978, quê Hà Nội). Ông Thắng chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi trồng húng quế ở vùng bãi đá sông Hồng (Hà Nội). Sau này, khi về Hà Tĩnh, nhận thấy khí hậu phù hợp với cây húng quế, tôi quyết định chọn mảnh đất Kỳ Tân để "gieo duyên" với loài cây này. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tôi bắt đầu xuống giống 4 ha húng quế tại xứ đồng Cồn Nậy, thuộc thôn Xuân Dục từ tháng 3/2024".
bqbht_br_4.jpg
Ông Thắng cho biết, húng quế là loài cây ưa nhiệt nên thời tiết càng nắng nóng, cây càng phát triển tốt. Vùng đất sườn đồi thuộc xã Kỳ Tân nhiều năm đã chịu tác động của tình trạng hoang hoá, một số nơi người dân phải chuyển đổi trồng các loại cây ngắn ngày song cho giá trị thấp. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ông đã thuê diện tích đất để trồng thử nghiệm húng quế.
bqbht_br_7.jpg
Sau khi xuống giống khoảng 3 tháng, cây húng quế cho thu hoạch vụ thứ nhất với năng suất khoảng 20 tấn cây/ha. Sau đó, cứ cách 45 ngày, cây sẽ cho thu hoạch vụ thứ 2, thứ 3. "Trồng húng quế cho lợi nhuận cao hơn các loại cây trồng khác bởi chỉ cần trồng 1 lần là cho thu hoạch 3 - 4 vụ trong năm. Thời điểm này, tranh thủ nắng ráo, tôi huy động nhân lực để thu hoạch, tránh thời tiết mưa" - ông Thắng cho hay.
8.jpg
Húng quế sau khi cắt sẽ được thu gom về cơ sở tại Kỳ Văn để ép tinh dầu. Trung bình 1 tấn cây sẽ ép được 6-7 kg tinh dầu thành phẩm, bán ra với giá 1,2 - 1,4 triệu đồng/kg. Sản phẩm được các đơn vị kết nối thu mua tại chỗ, sau đó nhập khẩu sang các nước Đông Âu để tiêu thụ. Mỗi năm, sau khi trừ các khoản chi phí, mô hình trồng húng quế giúp ông Thắng có được mức lợi nhuận khoảng 60 - 70 triệu đồng/ha. Ông Thắng đang mở rộng trồng thêm 8 ha tại xã Kỳ Văn.
6.jpg
Không chỉ là loại cây có giá trị kinh tế cao, mô hình trồng húng quế còn tạo việc làm, thu nhập khá cho khoảng 10 lao động thường xuyên và hơn 20 lao động thời vụ, chủ yếu tại các xã Kỳ Tân, Kỳ Văn...
3.jpg
Bà Hà Thị Hoa (thôn Đại Đồng, xã Kỳ Văn) chia sẻ: "Sau thời gian làm đất, gieo trồng, chúng tôi được thuê bón phân, làm cỏ và thu hoạch. Công việc duy trì thường xuyên với mức thu nhập 260.000 đồng/ngày giúp tôi có thêm nguồn thu nhập ổn định, tranh thủ được khoảng thời gian nông nhàn".
10.jpg
Với nhiều giá trị kinh tế, húng quế được xem là loại cây trồng có tiềm năng, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại vùng bán sơn địa, núi đồi, góp phần gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.
Video: Cây húng quế "bén duyên" trên mảnh đất Kỳ Tân.

Sau 3 vụ mùa thu hoạch, mô hình trồng cây húng quế do anh Trịnh Viết Thắng làm chủ cho thấy sự phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu trên mảnh đất Kỳ Tân. Hiện nay, Kỳ Tân đang thực hiện đa dạng hoá các loại cây trồng nhằm tận dụng tối đa nguồn lực về đất đai, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Cây húng quế sẽ là một trong những lựa chọn cùng với dứa, dâu tằm, dưa hấu... thời gian tới.

UBND xã sẽ tiến hành khảo sát để nhân rộng mô hình trồng húng quế, hỗ trợ người dân về kỹ thuật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Trần Công An - Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.