Cựu chiến binh “mách nước” hội viên phát triển kinh tế

(Baohatinh.vn) - Vừa tiên phong đi đầu, ông Nguyễn Xuân Bính - Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Lạc Sơn, xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn tích cực hỗ trợ hội viên gây dựng mô hình kinh tế.

bqbht_br_c32834b4328489dad095.jpg
Trở về từ chiến trường, ông Nguyễn Xuân Bính (bên trái) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế.

Năm 1984, khi vừa tròn 20 tuổi, ông Nguyễn Xuân Bính (SN 1964) tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 31, mặt trận Vị Xuyên, Hà Tuyên. Đến năm 1985, ông Bính xuất ngũ trở về địa phương tại thôn Lạc Sơn, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.

Trở về quê hương, ông Bính lại đối mặt với “trận tuyến” làm kinh tế để vươn lên thoát nghèo. “Thời điểm đó, gia đình không mấy dư giả lại thêm các con học hành, tôi làm đủ mọi nghề như chạy xe, làm gạch, chăn nuôi lợn gà... Tuy nhiên, số tiền kiếm được chỉ đủ chi trả cho các con học hành, gia đình vẫn phải vay mượn thêm tiền từ anh em, họ hàng” - ông Bính nhớ lại.

bqbht_br_z6039789655255-5cf3791e6fd18424ce1bb9076a30ebbb.jpg
Tận dụng lợi thế đất rừng sẵn có, ông Bính cùng nhiều cựu chiến binh thôn Lạc Sơn góp vốn nuôi ong lấy mật.

Nắm được chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất, chăn nuôi của huyện Kỳ Anh, cuối năm 2021, ông Bính cùng nhiều cựu chiến binh trong vùng mạnh dạn góp vốn đầu tư mô hình kinh tế nuôi ong lấy mật. Thời điểm đầu, chi hội có 17 hội viên tham gia với số tiền đóng góp 1 triệu đồng/hội viên.

Nói về cơ duyên đến với nghề, ông Bính cho biết: “Hội cựu chiến binh đa phần là những người cao tuổi, từng tham gia trên các chiến trường nên sức khỏe yếu, lao động nặng gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được lợi thế đất rộng, rừng tràm tươi tốt nên tôi vận động các cựu chiến binh cùng góp vốn đầu tư. May mắn thay, chúng tôi được huyện hỗ trợ nguồn vốn 8 triệu đồng nên đỡ phần nào gánh nặng về kinh tế”.

Để tích lũy thêm kinh nghiệm, ông cùng hội viên khác thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc đàn ong ở trong và ngoài huyện; tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trên địa bàn.

Theo ông Bính, loài ong cho mật từ tháng Giêng đến tháng 4 (âm lịch) hằng năm. Để công việc vận hành nhịp nhàng, chi hội cắt cử các hội viên thay phiên nhau chăm sóc đàn ong. Định kỳ mỗi tuần một lần tổ chức họp để nắm bắt tình hình đàn ong; rút kinh nghiệm sản xuất để tối đa lượng mật; lên kế hoạch để đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ cho ong, đặc biệt là vào mùa đông.

Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi ong hiện đại, đúng quy trình nên chất lượng mật ong của chi hội luôn ổn định, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Với 150 tổ ong hiện có, mỗi năm sau khi trừ chi phí, chi hội thu về từ 150-250 triệu đồng. Nguồn thu từ mật ong giúp các hội viên phần nào cải thiện kinh tế, cá biệt có hội viên từ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều người tỏ ý muốn được trở thành thành viên chi hội nuôi ong của các cựu chiến binh thôn Lạc Sơn. Đến nay, số hội viên chi hội đã tăng lên 23 người.

ong.jpg
Nhờ có ông Bính "mách nước", nhiều cựu chiến binh thôn Lạc Sơn vươn lên ổn định cuộc sống.

Phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, bên cạnh việc góp phần tăng thu nhập cho gia đình các hội viên, chi hội còn tham gia đóng góp từ 25-30 triệu đồng/năm cho các hoạt động tình nghĩa, phong trào địa phương trong xã. Đặc biệt, chi hội đã tặng tổng cộng 20 sổ tiết kiệm cho các hội viên khó khăn (trị giá 3 triệu đồng/sổ) để động viên tinh thần, khuyến khích hội viên cùng phát triển kinh tế.

Nhằm giúp mô hình phát triển bền vững, bên cạnh chú trọng nhân đàn, ông Bính còn khuyến khích hội viên nuôi ong riêng lẻ để nâng cao thu nhập. Ông Bính chia sẻ: “Tôi chưa hẳn là khấm khá, nhưng giúp được ai thì tôi luôn sẵn sàng. Là chi hội trưởng, tôi thường xuyên nắm bắt thông tin, hướng dẫn hội viên phát triển nuôi ong để ổn định kinh tế. Đặc biệt, tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên mở rộng mô hình trong từng hộ gia đình”.

bqbht_br_z6039789657235-ed43061007d811548b5ac86340db98c2.jpg
Ông Bính là người góp phần giúp hội viên trong thôn tiếp cận với các nguồn vốn chính sách để thoát nghèo.

Ông Nguyễn Tiến An (SN 1956, trú thôn Lạc Sơn, xã Kỳ Lạc) là thương binh hạng ¼, sức khoẻ yếu và mất hơn 81% khả năng lao động. Ông An từng nghĩ mình sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào con cháu và gia đình. Thế nhưng, từ ngày tiếp cận mô hình nuôi ong lấy mật, ông An không chỉ có thêm thu nhập mà còn có thêm "những người bạn tâm tình" tuổi già.

"Thương tật nặng nên tôi không thể làm những công việc nặng nhọc, ông Bính là người đã định hướng để tôi nuôi ong lấy mật. Hiện nay, gia đình tôi nuôi 50 tổ ong, mang lại thu nhập ổn định”, ông An cho biết.

bqbht_br_z6039789656447-97c3271dc8512b265c9adcc9af46476a.jpg
Ông Nguyễn Tiến An cẩn thận kiểm tra đàn ong của gia đình.

Với những đóng góp cho hoạt động hội, nhiều năm liền, ông Bính đều được UBND xã, UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2024. Đặc biệt, trong năm 2024 ông Bính vinh dự được đại diện xã tham dự buổi tuyên dương cựu chiến binh gương mẫu của tỉnh. Trong thôn, xã, ông Bính cũng được các hội viên hết sức yêu quý, tín nhiệm.

Nói về cựu chiến binh Nguyễn Xuân Bính, ông Nguyễn Thái Toàn - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kỳ Lạc cho biết: “Với sự cần cù, chịu khó, tích cực phát triển kinh tế, ông Bính đã trở thành tấm gương sáng để người dân cùng noi theo. Còn trong vai trò là một chi hội trưởng, ông Bính cũng đã để lại nhiều dấu ấn bởi tính cách gần gũi, hòa đồng và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc”.

Video: Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Bính nói về mô hình liên kết nuôi ong.

Chủ đề Cựu binh Hà Tĩnh làm kinh tế giỏi

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.