Cựu chiến binh đầu tư tiền tỷ để trồng nấm

(Baohatinh.vn) - Với phẩm chất cần cù, chịu khó của Bộ đội Cụ Hồ, ông Phan Huy Tuận (xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình trồng nấm cho thu nhập cao.

Từng là chiến sĩ thuộc Quân đoàn 2, tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ năm 1979, ông Phan Huy Tuận (SN 1960) là một trong những cựu chiến binh tiêu biểu của thôn Hoà Bình, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh. Tháng 11/1984, sau khi xuất ngũ về địa phương, ông Tuận tích cực tham gia sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi để phát triển kinh tế.

Năm 2004, ông Tuận biết đến mô hình trồng nấm sạch cho hiệu quả kinh tế cao khi theo dõi các chương trình truyền hình. Vốn là người thích trồng trọt, ông quyết định mua hơn 10 phôi giống nấm sò (hay còn gọi là nấm bào ngư) tại Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam về trồng thử.

2.jpg
Ông Tuận kiểm tra các phôi giống trước khi tiến hành treo dây.

Ông Tuận chia sẻ: “Những phôi nấm đầu tiên được treo trong diện tích sân khá hẹp, chỉ khoảng 10 m2. Dù vậy, sau một thời gian chăm sóc, tôi nhận thấy nấm phát triển tốt, cho thu hoạch đều. Vì thế, tôi quyết định học hỏi thêm để mở rộng mô hình”.

Đầu năm 2017, ông Tuận sở hữu thêm hơn 6.000 m2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém phát triển trên địa bàn xã Kỳ Phong để xây dựng trang trại. Sau đó, ông tiến hành cải tạo khu sản xuất, xây dựng đường đi, nhà ở và hệ thống nhà trồng hơn 300 m2.

Để bắt đầu chặng đường sản xuất quy mô hơn, thời gian đầu mới mở rộng, ông Tuận dành nhiều thời gian học hỏi, tham quan các mô hình trồng nấm trong và ngoài tỉnh. Ông Tuận cho biết: “Nấm là loài cây rất nhạy cảm với nhiều yếu tố môi trường như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… vì vậy, người sản xuất phải nắm rõ quy trình kỹ thuật để cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, nếu biết tận dụng tối đa các nguyên liệu có sẵn như: rơm rạ, mùn cưa... sẽ giảm thiểu được rất nhiều chi phí”.

1.jpg
Mô hình trồng nấm của ông Tuận đang bước vào vụ thu hoạch năm 2024.

Những năm đầu, mô hình trồng nấm của ông Tuận cho năng suất 20 - 30 kg nấm/ngày. Giống nấm sò được người dùng ưa chuộng, nhiều tiểu thương tại các chợ dân sinh trên địa bàn huyện Kỳ Anh trực tiếp thu mua tại nhà. Những tín hiệu tích cực giúp ông Tuận càng quyết tâm theo đuổi nghề trồng nấm.

Đầu năm 2023, ông Tuận mở rộng nhà trồng lên tổng diện tích 620 m2, đầu tư hệ thống máy móc gồm: lò hấp, máy ép, máy sàng mùn cưa,… Tổng kinh phí đầu tư ước tính khoảng 1,3 tỷ đồng.

Không chỉ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, ông Tuận còn tập trung phát triển quy trình trồng nấm sạch, an toàn. “Nguyên liệu trồng nấm là rơm được thu hoạch tại các ruộng lúa hữu cơ, sau đó, tiến hành ngâm nước vôi 3% trong khoảng 10 – 11 ngày trước khi đóng bịch. Các bịch rơm sau khi ép bằng thuỷ lực sẽ được hấp trong lò hấp liên tục trong khoảng 6 giờ ở nhiệt độ 95 – 100 độ C. Sau khi rơm nguội (khoảng 1 ngày) mới tiến hành cấy giống, nuôi sợi và treo dây. Toàn bộ quy trình được đảm bảo về an toàn, vệ sinh môi trường” – ông Tuận cho biết.

5.jpg
Mô hình trồng nấm giúp gia đình ông Tuận có được nguồn thu nhập khá.

Với 2 nhà xưởng, mỗi năm, ông Tuận sản xuất hơn 1,7 vạn bịch meo, cung cấp ra thị trường hơn 10 tấn nấm sò và 2 vạn phôi giống. Mức giá bán hiện nay từ 35.000 – 45.000 đồng/kg nấm sò, 7.000 – 8.000 đồng/bịch phôi nấm, lợi nhuận thu về ước đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm. Bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, mô hình trồng nấm của cựu chiến binh Phan Huy Tuận còn tạo việc làm cho gần 10 lao động thời vụ với mức thu nhập từ 200.000 – 250.000 đồng/ngày/lao động.

Bà Dương Thị Phượng (SN 1964, thôn Hoà Bình, xã Kỳ Phong) chia sẻ: “Nhờ sự hỗ trợ của nhiều máy móc nên công việc tại xưởng sản xuất nấm không quá vất vả. Vào các đợt cao điểm cần xử lý nguyên liệu đầu vào, ép bịch hay treo dây, chủ cơ sở thuê thêm công nhân thời vụ”.

4.jpg
3.jpg
Nấm sò (màu trắng) được bán với giá 35.000 - 45.000 đồng/kg, nấm lim xanh (màu nâu sẫm) được bán với giá 1,5 triệu đồng/kg.

Hiện tại, bên cạnh nấm sò, ông Tuận đang trồng thử nghiệm các loại nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao như: nấm lim xanh, nấm linh chi. Cùng với đó, cựu chiến binh thôn Hoà Bình cũng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương nhằm xây dựng hợp tác xã trồng nấm, đăng ký sản phẩm OCOP, hướng tới mở rộng thị trường, phát triển kinh tế bền vững.

Mô hình trồng nấm của CCB Phan Huy Tuận không chỉ góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động thời vụ, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Xuyên suốt quá trình xây dựng, UBND xã Kỳ Phong luôn đồng hành, hỗ trợ ông Tuận tiếp cận các nguồn vốn, học hỏi từ các mô hình cho hiệu quả cao. Hiện nay, địa phương đang phối hợp với gia đình để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ công nhận sản phẩm OCOP.

Ông Võ Tiến Sửu - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong

Video: CCB Phan Huy Tuận chia sẻ về mô hình trồng nấm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.