Huyện miền núi Hà Tĩnh "làm giàu" hơn 4.300 ha rừng tự nhiên

(Baohatinh.vn) - Với việc tích cực triển khai chính sách trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên bằng các giống cây bản địa, hơn 4.300 ha rừng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang phát triển tốt.

Hơn 2 năm qua, gia đình ông Nguyễn Văn Hải ở thôn Hà Trai (Sơn Kim 1, Hương Sơn) đã tập trung trồng trên 1.500 cây lim và lát hoa trên diện tích 1,5 ha. Các loại cây này chủ yếu là giống cây bản địa và được trồng trên diện tích đất đã bị rửa trôi, bạc màu, hoang hóa từ nhiều năm nay.

bqbht_br_z6046947470718-41da5058eda0152babc5c90bdd8b6b80.jpg
Ông Nguyễn Văn Hải - thôn Hà Trai (Sơn Kim 1, Hương Sơn) trồng được trên 1.500 cây lim và lát hoa, với diện tích 1,5 ha.

Ông Hải cho hay: “Trồng rừng trên đồi trọc nên người dân chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi lần trồng, chúng tôi chỉ có thể gùi được khoảng 20 - 30 cây giống lên tới đồi cao. Ngoài ra, khí hậu vùng này khắc nghiệt, việc chăm sóc để cây sống và phát triển cũng hết sức gian nan. Tuy nhiên, nhờ được hỗ trợ về nguồn kinh phí mua cây giống bản địa, công chăm sóc và hiểu được lợi ích cho cuộc sống tương lai, chúng tôi đang tích cực trồng, chăm sóc để phục hồi rừng một cách tốt nhất”.

Được biết, Sơn Kim 1 là xã biên giới giáp nước bạn Lào. Địa phương này sở hữu hơn 21.400 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm đến hơn 96% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, rừng do các tổ chức quản lý hơn 18.500 ha; hộ gia đình quản lý là gần 3.000 ha.

Thời quan qua, thực hiện Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị giai đoạn 2019 - 2020 (Nghị quyết 123) và Nghị quyết 51 quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 (Nghị quyết 51), xã Sơn Kim 1 đã tập trung triển khai các phương án trồng, phục hồi rừng bằng các giống cây bản địa.

bqbht_br_z6046951722476-3f733153945a27225666fbac193a96bc.jpg
Nhiều cây người dân Hương Sơn trồng hiện đường kính đã đạt 40-50 cm.

Ông Phan Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 chia sẻ: “Xã đã làm tốt công tác trồng, làm giàu rừng tự nhiên là rừng sản xuất. Đến nay, hơn 7 tỷ đồng đã được sử dụng để hỗ trợ gần 300 hộ dân trong xã trồng hơn 1.400 ha rừng tự nhiên theo các nghị quyết của HĐND tỉnh. Qua đánh giá, kiểm tra, hầu hết diện tích rừng làm giàu đều phát triển rất tốt, tỷ lệ sống cao, nhiều cây đường kính hiện đã đạt 40 - 50 cm, khép tán”.

Ngoài xã Sơn Kim 1, các xã Sơn Kim 2, Sơn Tây, Sơn Hồng,… cũng là những địa phương thụ hưởng tốt chính sách hỗ trợ trồng, làm giàu rừng bổ sung rừng tự nhiên với các loại cây bản địa như lim, de, dổi, cồng, lát hoa… Qua sự giám sát, hỗ trợ của Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn, đơn vị tư vấn và chính quyền các xã, người dân thực hiện khá bài bản quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng bổ sung. Hiện nay, một số diện tích tại các xã này đã phát triển tốt, bắt đầu khép tán, phủ xanh nhiều vùng đất trống, đồi trọc.

bqbht_br_z6046840056843-d22890e52009bf49d21120e8e901c409.jpg
Hương Sơn còn chú trọng ương dưỡng cây giống bản địa để phục vụ hoạt động trồng rừng trên địa bàn.

Theo ông Lê Ngọc Danh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn, toàn huyện có trên 5.000 ha rừng tự nhiên, thuộc đối tượng rừng nghèo kiệt được giao cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư quản lý.

Để phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của rừng và đất lâm nghiệp, huyện Hương Sơn đã chú trọng triển khai thực hiện theo Nghị quyết 123 và 51 của HĐND tỉnh. Đồng thời, người dân tham gia bảo vệ rừng nghiêm ngặt nên cây sinh trưởng, phát triển rất tốt. Về phía ngành kiểm lâm cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chủ rừng thực hiện phương án đã đề ra; chú trọng tuần tra, kiểm soát rừng tại gốc, không để xảy ra các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

bqbht_br_z6046839849134-95b00c9a7f7032e74e666759616c45e8.jpg
Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn chú trọng tuần tra, kiểm soát rừng tại gốc, không để xảy ra các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

“Sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước cùng với ý thức người dân nâng lên đã góp phần rất lớn nâng cao giá trị, chất lượng rừng tự nhiên trên địa bàn. Về lâu dài, thị trường tín chỉ carbon (là một hệ thống giao dịch cho phép các tổ chức mua bán quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là CO2 - PV) đang được thế giới quan tâm thì những cánh rừng của người dân Hương Sơn mở ra cơ hội làm giàu cho chủ rừng.

Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính. Điều này góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống trong tương lai” - ông Danh cho biết thêm.

bqbht_br_lim-110729-755-102455.jpg
Một số diện tích rừng trồng mới tại huyện Hương Sơn phát triển tốt, bắt đầu khép tán.

Thời gian qua, chính quyền, ngành chuyên môn huyện Hương Sơn đã tranh thủ rất hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ chính sách trồng, bảo vệ và làm giàu rừng. Theo đó, trong gần 7 năm qua, toàn huyện đã có hơn 4.300 ha rừng tự nhiên được trồng mới với tổng chi phí được hỗ trợ là hơn 21 tỷ đồng.

Nhờ đó, nhiều vùng đất trống, đồi trọc đang được phục hồi, làm giàu bằng các giống cây bản địa. Nguồn tiền hỗ trợ được các xã giải ngân kịp thời đến các đối tượng hưởng lợi. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, bà con trồng rừng luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực về mặt kỹ thuật của đơn vị chuyên môn, đảm bảo mật độ, ranh giới theo đúng hồ sơ thiết kế, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ sống, phát triển của cây rừng.

img-5390-7587-6844.jpg
Lãnh đạo huyện Hương Sơn kiểm tra công tác bảo vệ rừng tại tiểu khu 51, thôn Khe 5, xã Sơn Kim 1.

Năm 2018, HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND, trong đó quy định, hỗ trợ bảo vệ, trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ do UBND xã, hộ gia đình quản lý, với định mức từ 300 ngàn đồng đến 5 triệu đồng/ha.

Năm 2021, HĐND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện chính sách mới bằng Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND, trong đó, hỗ trợ kinh phí mua cây giống bản địa (lim xanh, cồng trắng, re hương, dổi, dó trầm, lát hoa, mỡ, gáo) và tiền nhân công cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng để trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên là rừng sản xuất, với mức 5 triệu đồng/ha. Huyện Hương Sơn là một trong những địa phương thụ hưởng tốt chính sách để trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.