“Đòn bẩy” giúp xã miền núi vững tin về đích nông thôn mới kiểu mẫu

(Baohatinh.vn) - Việc nhân rộng mô hình kinh tế giúp người dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, tạo “động lực” giúp địa phương sớm về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mạnh dạn đưa các giống cây, con mới vào sản xuất, những năm gần đây, đời sống của người dân xã Đức Lĩnh đã được nâng cao, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay chính mảnh đất quê hương.

bqbht_br_img-3864-copy.jpg
Vườn cam của gia đình bà Nguyệt luôn cho năng suất cao qua từng vụ, mang về nguồn thu khá.

Gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt (thôn Yên Du) là một trong số đó. Trước đây, trên diện tích vườn đồi hơn 1 ha của gia đình chủ yếu trồng chè, sắn… nên thu nhập chỉ dừng lại ở khoảng vài chục triệu đồng/năm. Tuy nhiên, từ năm 2012, hưởng ứng phong trào xoá bỏ vườn tạp, xây dựng nông thôn mới (NTM), bà đã chuyển đổi toàn bộ diện tích trên để trồng cam.

Bà Nguyệt cho biết: “Thời điểm đó, chúng tôi nghĩ trồng cam là để làm đẹp vườn, chung sức cùng các cấp hoàn thiện các tiêu chí NTM chứ chưa nghĩ nhiều về hiệu quả kinh tế, mặc dù đã được các cấp tuyên truyền. Nhờ siêng năng chăm bón, đến nay, vườn cam luôn cho năng suất cao qua từng vụ, mang về nguồn thu khá. Như vụ cam này, nhờ bán được giá nên ước thu về khoảng 150 triệu đồng. Đây là một số tiền lớn, giúp tôi trang trải được nhiều khoản chi phí trong gia đình”.

bqbht_br_img-0305-copy-1542-4825.jpg
Sự đồng hành, định hướng và hỗ trợ quảng bá của các cấp đã giúp sản phẩm hồng Bình Du luôn đắt hàng, mang về nguồn thu ổn định.

Ngoài cam, mỗi năm gia đình bà Nguyệt còn thu về gần 100 triệu đồng từ việc bán quả “đặc sản” hồng Bình Du. Chính nhờ sự đồng hành, định hướng và hỗ trợ quảng bá sản phẩm của các cấp nên bà con mới có cuộc sống ổn định hôm nay.

“Khi đời sống được nâng lên, chúng tôi có thêm điều kiện đóng góp kinh phí xây dựng NTM như: làm đường giao thông nông thôn, chỉnh trang nhà văn hoá… cùng nhau xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc” - bà Nguyệt vui mừng.

bqbht_br_img-3866-copy-9706.jpg
Anh Nguyễn Văn Hoàn đã mạnh dạn quy hoạch lại vùng đồi của gia đình để trồng gần 3 ha cây hương bài và 2 ha dứa Cayen.

Anh Nguyễn Văn Hoàn (thôn Cừa Lĩnh, xã Đức Lĩnh) từng có thu nhập ổn định với gần 200 triệu đồng/năm từ việc trồng cam. Dù vậy, với mong muốn có thể thay thế những gốc cam già cỗi, đưa loài cây mới vào “nhân giống” mở ra hướng phát triển kinh tế mới, anh Hoàn đã mạnh dạn thuê máy móc san ủi mặt bằng, quy hoạch lại vùng đồi của gia đình để trồng gần 3 ha cây hương bài và 2 ha dứa Cayen.

Anh Hoàn chia sẻ: “Làm nông nghiệp mà cứ trông chờ vào lối sản xuất truyền thống, những giống cây quen thuộc thì khó có thể bền vững. Với suy nghĩ đó, sau khi đánh giá toàn bộ diện tích cam của gia đình đã có dấu hiệu thoái hoá, già cỗi và nếu trồng lại thì phải mất 3 năm mới có thu nhập, tôi đã mạnh dạn đầu tư hơn 500 triệu đồng trồng dứa Cayen và hương bài”.

bqbht_br_111.jpg
Mô hình trồng nho mẫu đơn của anh Nguyễn Thế Hoàn ở thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên địa bàn.

Theo anh Hoàn, đây là những mô hình mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con tỉnh bạn, được anh cũng như các cấp trên địa bàn huyện tìm hiểu kĩ trước khi đưa vào sản xuất. Nhờ chăm sóc bài bản, đúng quy trình kỹ thuật nên cây sinh trưởng tốt, hứa hẹn sẽ mang về nguồn thu khá cho gia đình vào năm sau.

Là xã miền núi có diện tích hơn 14 km2 nên Đức Lĩnh xác định kinh tế vườn đồi là một thế mạnh, “đòn bẩy” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp địa phương hoàn thiện tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Theo đó, những năm qua, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, học hỏi và chú trọng đưa nhiều giống cây, con mới vào sản xuất để nâng cao thu nhập cho bà con.

bqbht_br_img-3389-1-copy.jpg
bqbht_br_img-3868-copy.jpg
Phát triển mô hình kinh tế không chỉ giúp bà con ổn định cuộc sống mà còn tạo “động lực” giúp Đức Lĩnh sớm về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Được biết, toàn xã Đức Lĩnh hiện đã xây dựng được hơn 400 mô hình kinh tế cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt hơn 61 triệu đồng/người/năm. Những kết quả đã góp phần thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao đời sống cho bà con trên địa bàn, đặc biệt là giúp xã nhà sớm hoàn thiện các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu (hiện đã đạt 3/4 tiêu chí).

Đồng hành cùng người dân trên hành trình ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu, thời gian qua, địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế vườn đồi, như: hỗ trợ vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, đưa các bộ giống năng suất cao vào sản xuất; quảng bá sản phẩm... Nhờ biết tận dụng cơ chế, chính sách, nhiều mô hình đã sớm “bén rễ”, mang về thu nhập cao cho bà con. Những thành công đó đã góp phần đưa quê nhà hương càng giàu đẹp, giúp xã nhà vững tin về đích mục tiêu NTM kiểu mẫu vào năm 2025 như lộ trình đề ra.

Bí thư Đảng uỷ xã Đức Lĩnh Nguyễn Xuân Thê

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.