(Baohatinh.vn) - Mô hình trồng nho mẫu đơn của anh Nguyễn Thế Hoàn ở thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên địa bàn.
Mô hình trồng nho mẫu đơn của anh Nguyễn Thế Hoàn (SN 1995, ở thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh) có diện tích hơn 1.200 m2, được trồng từ cuối tháng 4/2024 theo quy trình hữu cơ. Chia sẻ cơ duyên này, anh Hoàn cho biết, qua những lần tìm hiểu thông tin trên mạng, anh biết đến mô hình trồng nho mẫu đơn ở Vĩnh Phúc. Thấy cách làm đem lại hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được quỹ đất của gia đình nên quyết tâm ra tận nơi để học hỏi và đưa vào trồng thử nghiệm. “Nhìn thấy tận mắt mô hình người ta làm tôi mê lắm. Loại cây này tuy khó trồng nhưng đem lại thu nhập cao. Tôi nghĩ cùng ở Việt Nam, người ta trồng được thì mình cũng trồng được. Với suy nghĩ đó, sau thời gian học hỏi, tôi đã đầu tư gần 300 triệu đồng để xây dựng mô hình" - anh Hoàn chia sẻ. Thời gian đầu bắt tay trồng, anh Hoàn khá lo lắng vì đây là cây trồng mới trên địa bàn huyện. Dù vậy, cùng với sự đầu tư chăm sóc nghiêm túc, thường xuyên lên mạng xã hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nhà vườn, anh đã hiểu được các đặc tính của cây nho mẫu đơn, từ đó điều chỉnh quy trình chăm sóc phù hợp.
Anh Hoàn cho biết, cây nho mẫu đơn không chịu được nắng hạn cũng như thời tiết mưa ẩm dài ngày. Do đó, ngoài làm mái che chống nóng cho cây, tôi còn thuê máy làm đất thành từng luống cao, vừa giúp thoát nước khi trời mưa, vừa giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Trong quá trình canh tác, anh Hoàn tuân thủ theo quy trình hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân hóa học. Thay vào đó, sử dụng các chế phẩm hữu cơ làm phân bón và thuốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh cho cây. Anh Hoàn cho biết, nho mẫu đơn là loại nho “quý tộc”, vì giống nho này rất đắt, gần 500.000 đồng/cây, việc chăm sóc nho cũng rất phức tạp. Ngoài xây hệ thống nhà giàn có mái che, thì việc cắt tỉa lá, cành cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của cây cũng như năng suất cuối vụ. Anh Hoàn đầu tư hệ thống tưới tự động để giảm bớt công chăm sóc cũng như giúp cây phát triển tốt hơn.
Dù mới trồng thử nghiệm nhưng mô hình nho mẫu đơn của anh Hoàn đã mang lại nhiều tín hiệu vui như: cây phát triển phù hợp với đất đai, khí hậu địa phương; gốc khoẻ, lá luôn xanh và không bị sâu bệnh hại tấn công. Anh Hoàn cho biết, nho mẫu đơn có tuổi đời lên đến 20 năm, mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ và sẽ cho sản lượng cao hơn từ năm thứ 3 trở đi. Với các diện tích nho của gia đình, vì mới trồng nên khoảng cuối năm nay bắt đầu cho quả, năng suất theo tính toán đạt khoảng hơn 5 tạ. "Với giá bán tại vườn hơn 400 nghìn đồng/kg như hiện nay, vườn nho của gia đình sẽ cho nguồn thu khá khi vào kỳ thu hoạch. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, thời gian tới, tôi sẽ mở rộng diện tích thêm 300 m2 và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật cho những bà con đam mê loại cây này" - anh Hoàn chia sẻ.
Video: Thăm mô hình trồng nho mẫu đơn ở xã Đức Lĩnh.
Mô hình nho mẫu đơn của anh Nguyễn Thế Hoàn là mô hình mới trên địa bàn, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá cho gia đình khi đến kỳ thu hoạch. Địa phương đang khuyến khích bà con đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và từng bước nhân rộng để phát triển kinh tế, giúp xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao, hướng đến xã NTM kiểu mẫu vào cuối năm nay.
Ông Nguyễn Xuân Thê - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Đức Lĩnh.
Gần 1 tuần qua, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng biển Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thu về hàng chục tấn hải sản các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân làng rau xứ Đồng Vại - vựa rau xanh lớn nhất ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống đồng để xuống giống vụ xuân.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình một số loại sâu bệnh xuất hiện gây hại lúa xuân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cử cán bộ kỹ thuật tập trung theo dõi, dự báo, hướng dẫn người dân cách phòng trừ...
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những giải pháp của TP Hà Tĩnh về phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao giá trị, tăng tính bền vững trong sản xuất.
Mỗi con lợn giống đang được bán ra với giá 2,5 - 2,9 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong tái đàn.
Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Đặt mục tiêu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 nên ngày từ đầu năm xã Sơn Tiến (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục.
Sâu sát với cơ sở, hơn 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đã trở thành “cánh tay nối dài”, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.
Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Lớp tập huấn do Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp các cơ sở, các học viên được tiếp cận về kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Thời điểm này, các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh, dồn sức cho mục tiêu Hà Tĩnh được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Bằng sự cần cù, chăm chỉ, ông Dương Công Lưu đã "biến" vùng đất đồi Khe Xai (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành trang trại tổng hợp cho thu nhập hằng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bệnh đạo ôn đã phát sinh trên đồng ruộng Hà Tĩnh và dự báo có thể tiếp tục lan rộng trong thời gian tới, nhất là trên giống nhiễm và chân ruộng thừa đạm.
Tiếp tục giữ lửa phong trào, người dân các địa phương ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) đều đang tích cực ra quân nâng chất các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Với sự tận tụy, trách nhiệm, ông Nguyễn Mạnh Sơn đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng thôn Hồng Kỳ, xã Sơn Phú (Hương Sơn) ngày càng văn minh, giàu đẹp.