(Baohatinh.vn) - Dù mới trồng thử nghiệm nhưng bước đầu, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Nguyễn Xuân Kỷ (xã Đức Lĩnh, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mang lại tín hiệu tích cực.
Từng có thời gian trồng dưa lưới cho người thân ở miền Nam, đầu năm 2023, anh Nguyễn Xuân Kỷ (thôn Cao Phong, xã Đức Lĩnh) quyết định xây dựng mô hình trồng dưa trong nhà màng tại quê nhà để phát triển kinh tế. Quyết tâm thực hiện ý định, anh mạnh dạn vay vốn từ người thân, đầu tư gần 300 triệu đồng để xây dựng mô hình. Anh Kỷ chia sẻ: Đầu năm 2024, tôi cùng gia đình bắt tay vào việc trồng dưa lưới trên diện tích gần 1.000m2 trong nhà màng. Nhờ có kinh nghiệm trồng dưa từ trước nên các diện tích dưa của gia đình phát triển xanh tốt, cho quả đều. Theo anh Kỷ, mỗi cây dưa lưới từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch quả mất khoảng 70 ngày. Một năm, nhà vườn có thể trồng ba lứa dưa. Để cây đảm bảo ra quả đạt chất lượng tốt nhất, anh Kỷ thường xuyên thực hiện kỹ thuật bấm ngọn không để cây cao quá 2,5m. Đồng thời, lựa chọn quả tốt nhất để lại, đảm bảo mỗi cây chỉ nuôi 1 quả.
Anh Kỷ cho biết: Nhằm tạo ra những quả dưa đạt chất lượng tốt nhất, chúng tôi đã trồng theo hướng VietGAP, từ việc xử lý môi trường nhà màng, ươm hạt giống, tưới nước… đều đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường. Để dưa có điều kiện phát triển tốt nhất, anh Kỷ đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Ngoài việc cung cấp nước, hệ thống này cũng đảm nhận nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất như: canxi, magie, phốt pho, phân vi lượng... và một số vi chất khác tới rễ cây bằng cách hòa tan phân bón vào bể chứa nước rồi vận chuyển tới từng bộ rễ. Nhờ đó, các gốc dưa của gia đình luôn xanh mướt.
Hệ thống nhà lưới đã giúp cho dưa tránh được các yếu tố tiêu cực của thời tiết như: mưa, sương muối và ngăn côn trùng, sâu bệnh xâm nhập; từ đó; giúp cây dưa phát triển khỏe mạnh, đồng đều. Những quả dưa căng tròn, đẹp mắt đang chờ ngày thu hái. Dự kiến, vựa dưa của anh Kỷ sẽ cho thu hoạch vào giữa tháng 6. Sản lượng ước đạt hơn 6 tấn, đem về nguồn thu khoảng 150 triệu đồng cho gia đình. Chia sẻ dự định trong thời gian tới, anh Kỷ cho hay: Gia đình rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Nếu có điều kiện, gia đình sẽ xây dựng sản phẩm dưa lưới đạt chuẩn OCOP, từng bước nâng cao giá trị kinh tế.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Nguyễn Xuân Kỷ là mô hình đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp sạch ở địa phương. Chúng tôi nhận thấy mô hình sẽ hiệu quả, tận dụng được quỹ đất của địa phương, dưa phát triển xanh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Từ mô hình này, địa phương đang khuyến khích người dân trong xã đến tham quan, học tập kinh nghiệm để có thể nhân rộng, nâng cao thu nhập
Ông Nguyễn Xuân Thê - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đức Lĩnh.
Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hiện có 27 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo, huy động nhân lực, vật lực, phấn đấu hoàn thành công tác lập bảng kê hộ phục vụ cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trước ngày 30/5.
Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo, Hà Tĩnh phấn đấu tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu 2025 đạt 55.986 ha, sản lượng lương thực 294.425 tấn.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung tiến hành việc thu thập thông tin, lập bảng kê hộ phục vụ cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Những kết quả của mô hình hợp tác chăn nuôi lợn liên kết giữa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm là nền móng để các địa phương tiếp tục nhân rộng...
Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Những ngày này, trên cánh đồng dưa xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), bà con nông dân tích cực bám đồng thu hoạch dưa bở, dưa lê đầu vụ trong niềm vui ổn định năng suất, giá cao.
Ngay từ đầu mùa nắng nóng, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và các chủ rừng tại Hà Tĩnh đã tập trung cao cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Để chuẩn bị tốt cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, Hà Tĩnh đang tăng cường công tác quản lý, giám sát tàu cá, góp phần chống khai thác IUU, phát triển nghề cá bền vững.
Một con hươu ở trại Nhật Thuận (Hà Tĩnh) gây xôn xao khi sở hữu cặp nhung gần 4kg. Dù có người trả tới 450 triệu đồng mua con hươu, chủ trại vẫn kiên quyết từ chối bán.
Bước vào mùa nắng nóng, người dân Hà Tĩnh đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp chống nóng cho đàn vật nuôi, cây trồng nhằm đảm bảo năng suất và nguồn thu nhập cuối vụ.
Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng hệ sinh thái phong phú và bền vững là tiêu chí TP Hà Tĩnh đang hướng đến nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người dân vì thành phố xanh.
Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 tại Hà Tĩnh vẫn còn đạt thấp, tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên diện rộng.
Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Hà Tĩnh phát huy tiềm năng, mở rộng đối tượng nuôi trồng và thực hiện các giải pháp khác để sản xuất 4.677 ha ao, hồ nước ngọt cho sản lượng khoảng 7.600 tấn, giá trị 306 tỷ đồng.
Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Với tinh thần đại đoàn kết, thôn Đông Vịnh (xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh) đã về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2022 và đang tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí.
HTX Xuyên Sơn ở huyện Cẩm Xuyên đã ứng dụng nuôi cấy mô sản xuất cây giống và trại nuôi hươu giống để cung cấp “đầu vào” tốt nhất cho bà con nông dân Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận.
Một số nông dân tùy tiện sử dụng giống lúa ngoài cơ cấu khiến bệnh đạo ôn phát sinh, lây lan và đang gây nguy cơ ảnh hưởng năng suất cuối vụ lúa xuân ở Hà Tĩnh.
Môi trường là tiêu chí cốt lõi trong xây dựng NTM. Để hoàn thiện và củng cố tiêu chí này, Hà Tĩnh đã thực hiện các giải pháp, từ phát huy trách nhiệm cộng đồng đến xây dựng các mô hình ứng dụng KHCN trong xử lý nước thải, chất thải.