Nông dân Thạch Hội phát triển kinh tế nhờ trồng dưa lưới

(Baohatinh.vn) - Việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thạch Hội (Thạch Hà, Hà Tĩnh).

Đầu năm 2023, anh Đặng Thế Báu (SN 1987, ở thôn Thai Yên, xã Thạch Hội) cùng với 5 hộ dân đã thử sức với mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng trên diện tích hơn 3.000 m2. Các hộ đầu tư số vốn ban đầu gần 1 tỷ đồng để xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới, đèn chiếu sáng...

Đầu năm 2023, anh Đặng Thế Báu (SN 1987, ở thôn Thai Yên, xã Thạch Hội) cùng với 5 hộ dân đã thử sức với mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng trên diện tích hơn 3.000 m2. Các hộ đầu tư số vốn ban đầu gần 1 tỷ đồng để xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới, đèn chiếu sáng...

Lý giải về việc lựa chọn hướng đi này, anh Báu chia sẻ, dưa lưới là cây trồng ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá cả ổn định, năng suất canh tác trên một đơn vị diện tích trong nhà màng lớn. Dưa được trồng trong nhà màng sẽ hạn chế sâu bệnh gây hại, không bị lệ thuộc vào thời tiết.

Lý giải về việc lựa chọn hướng đi này, anh Báu chia sẻ, dưa lưới là cây trồng ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá cả ổn định, năng suất canh tác trên một đơn vị diện tích trong nhà màng lớn. Dưa được trồng trong nhà màng sẽ hạn chế sâu bệnh gây hại, không bị lệ thuộc vào thời tiết.

Hiện, vườn dưa lưới của anh Báu cùng 5 hộ dân đang trồng 3 giống gồm TL3, Hami KQ, Hami 88 theo tiêu chuẩn VietGap. Theo đánh giá của người trồng, đây là các giống dưa phát triển khỏe, quả to chắc, có vị ngọt thanh và giòn.

Hiện, vườn dưa lưới của anh Báu cùng 5 hộ dân đang trồng 3 giống gồm TL3, Hami KQ, Hami 88 theo tiêu chuẩn VietGap. Theo đánh giá của người trồng, đây là các giống dưa phát triển khỏe, quả to chắc, có vị ngọt thanh và giòn.

Quy trình sản xuất dưa lưới trong nhà màng được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, trồng cây, chăm sóc, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển cho đến lúc thu hoạch. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nên dưa lưới phát triển tốt. Chỉ sau 75 ngày trồng, vườn dưa đã bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân từ 1,5 - 1,6 kg mỗi quả.

Quy trình sản xuất dưa lưới trong nhà màng được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, trồng cây, chăm sóc, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển cho đến lúc thu hoạch. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nên dưa lưới phát triển tốt. Chỉ sau 75 ngày trồng, vườn dưa đã bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân từ 1,5 - 1,6 kg mỗi quả.

Theo tính toán của anh Báu, vụ mùa này, riêng diện tích dưa lưới của gia đình anh (500 m2 trong tổng số 3.000 m2 nhà màng của 6 hộ) đã cho thu hoạch được 4 tấn.

Theo tính toán của anh Báu, vụ mùa này, riêng diện tích dưa lưới của gia đình anh (500 m2 trong tổng số 3.000 m2 nhà màng của 6 hộ) đã cho thu hoạch được 4 tấn.

Với giá bán đang ở mức 30.000 đồng/kg, vườn dưa lưới đã đưa lại nguồn doanh thu 120 triệu đồng cho gia đình anh Báu. Sau khi trừ chi phí hạt giống, phân bón, điện nước... và khấu hao nhà màng cho lãi ròng 40 triệu đồng/vụ.

Với giá bán đang ở mức 30.000 đồng/kg, vườn dưa lưới đã đưa lại nguồn doanh thu 120 triệu đồng cho gia đình anh Báu. Sau khi trừ chi phí hạt giống, phân bón, điện nước... và khấu hao nhà màng cho lãi ròng 40 triệu đồng/vụ.

Qua hơn 1 năm sản xuất, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Báu và các hộ dân đã tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, từ đó tăng thu nhập cho nông dân, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. (Ảnh: dưa lưới giống Hami KQ).

Qua hơn 1 năm sản xuất, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Báu và các hộ dân đã tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, từ đó tăng thu nhập cho nông dân, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. (Ảnh: dưa lưới giống Hami KQ).

Anh Đặng Thế Báu cho hay, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đã được thị trường đón nhận. Thời gian tới, anh cùng 5 hộ gia đình còn lại sẽ tiếp tục đầu tư sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng hiệu quả từ dưa lưới.

Anh Đặng Thế Báu cho hay, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đã được thị trường đón nhận. Thời gian tới, anh cùng 5 hộ gia đình còn lại sẽ tiếp tục đầu tư sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng hiệu quả từ dưa lưới.

Việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thạch Hội. Đây là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Đồng thời cũng là cơ hội giúp nông dân tiếp cận với kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thanh Long - Chủ tịch UBND xã Thạch Hội

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.