Hà Tĩnh thiếu hóa chất điều trị: Vì đâu nên nỗi?

(Baohatinh.vn) - Do không chủ động trong việc lập kế hoạch, đăng ký mua sắm, nhiều Bệnh viện ở Hà Tĩnh lâm vào tình trạng không có hóa chất điều trị cho bệnh nhân.

Ngày 11/1, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính công (TV – DVTCC) thuộc Sở Tài chính đã ký hợp đồng thỏa thuận khung với các nhà thầu cung cấp vật tư tiêu hao, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm của ngành Y tế. Từ thời điểm này, các bệnh viện ký hợp đồng cung cấp hàng hóa với các nhà thầu theo nhu cầu đã đăng ký. Thế nhưng, bắt đầu từ tháng 4, nhiều bệnh viện lại rơi vào tình trạng “đói” hóa chất, sinh phẩm.

Hà Tĩnh thiếu hóa chất điều trị: Vì đâu nên nỗi?

BVĐK tỉnh Hà Tĩnh rơi vào tình trạng thiếu hóa chất xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng

Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh, hiện tại, đơn vị đang thiếu hóa chất xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết, ô xy lỏng, găng tay cao su chống nhiễm khuẩn. Mặc dù bệnh viện đã cố gắng khắc phục bằng cách tự mua hoặc đi vay từ đơn vị khác nhưng đến nay, “nguồn cũng sắp cạn kiệt”.

“Đầu năm nay, BVĐK tỉnh đã mua 20 hộp PCT 100 (inc.Cal) – hóa chất xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, do số lượng dự trù không sát với thực tế nên đến nay đã hết. Vì vậy, bệnh viện đã có công văn đề nghị Sở Y tế, Trung tâm TV – DVTCC cho phép mua thêm 25 hộp PCT 100 (inc.Cal)” – một lãnh đạo BVĐK tỉnh cho biết.

Theo Phó Giám đốc BVĐK huyện Đức Thọ Trần Văn Nhân, đến nay, đơn vị đã hết hóa chất cấp cứu và điều trị bệnh nhân suy thận. Bệnh viện cũng đã gửi danh mục hàng hóa đấu thầu bổ sung đợt 1 năm 2018 với số lượng 20.000 lít dịch lọc thận acid đậm đặc và 27.000 lít Bicarbonate đậm đặc.

Tương tự, Bệnh viện mắt, các BVĐK TP Hà Tĩnh, huyện Hương Sơn, Vũ Quang, TX Kỳ Anh, Thạch Hà… đều rơi vào tình trạng thiếu hụt vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất. Nguyên nhân chính mà các đơn vị thụ hưởng đưa ra là do “số lượng dự trù không sát thực tế, phát sinh ngoài danh mục và hóa chất, sinh phẩm không tương thích… Vì vậy, các bệnh viện đã có văn bản gửi Sở Y tế, Sở Tài chính đề nghị cho phép được mua những mặt hàng trên “theo phương thức mua sắm thông thường”!.

Hà Tĩnh thiếu hóa chất điều trị: Vì đâu nên nỗi?

Do thiếu chủ động nên một số hóa chất, sinh phẩm mà các bệnh viện đã đăng ký mua sắm không tương thích với các trang thiết bị điều trị hiện đại

Liên quan đến vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tuấn cũng đã khẳng định: “Việc xây dựng vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm không sát với thực tế nhu cầu sử dụng thuộc về trách nhiệm của Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc ngành”. Trên cơ sở nhu cầu, kiến nghị của các Bệnh viện, Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh giao Trung tâm TV – DVTCC quyết định xử lý các vướng mắc trên.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Giám đốc Trung tâm TV – DVTCC Lê Viết Cường khẳng định: “Theo quy định của pháp luật, trung tâm không có thẩm quyền xử lý những phát sinh sau đấu thầu, trách nhiệm xử lý vấn đề này thuộc thẩm quyền của các đơn vị thụ hưởng”.

Theo ông Lê Viết Cường: “Cần xem xét, làm rõ trách nhiệm của các bệnh viện khi đăng ký nhu cầu mua sắm vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm. Có hay không việc mặt hàng cần thì không đăng ký và thứ không sử dụng thì thừa”.

Hà Tĩnh thiếu hóa chất điều trị: Vì đâu nên nỗi?

BVĐK huyện Thạch Hà đăng ký bổ sung các mặt hàng dùng để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân đợt 1 tăng lên đến 500%…

Nguyên cớ mà ông Cường đưa ra đó là, theo đăng ký của ngành Y tế, tổng giá trị gói thầu vật tư tiêu hao, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm là hơn 540 tỷ đồng. Đến thời điểm nay, toàn ngành chỉ mới mua sắm hết hơn 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, các mặt hàng đã mua vẫn thiếu, vậy gần 490 tỷ đồng còn lại dùng để mua sắm loại gì và lúc nào?!

Điều bất thường nữa là, tại một số bệnh viện, các mặt hàng thiếu với số lượng rất lớn so với đăng ký ban đầu. Điển hình như BVĐK huyện Đức Thọ, nhu cầu sử dụng dịch lọc thận acid và Bicarbonate đậm đặc tăng gấp đôi so với số lượng đăng ký. Thậm chí, tại BVĐK huyện Thạch Hà, các mặt hàng dùng để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân phải đăng ký bổ sung đợt 1 năm 2018 là 3.000 test (T3 Total, T4 Total và TSH), so với đăng ký mua sắm ban đầu là 600 cái (tăng lên đến 500%)…

Có thể thấy, đến thời điểm này, các bên liên quan vẫn chưa thống nhất được trách nhiệm xử lý những vướng mắc phát sinh. Vì vậy, rất cần một quyết định rõ ràng từ phía UBND tỉnh để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.