Hà Tĩnh: Xuất hiện “chiêu” mạo danh Hội Nông dân để bán sách

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, có một số đối tượng gọi điện thoại đến các hội nông dân cấp phường, xã ở TP. Hà Tĩnh tự xưng là cán bộ cơ quan cấp trên để yêu cầu mua sách nâng cao nghiệp vụ.

Hà Tĩnh: Xuất hiện “chiêu” mạo danh Hội Nông dân để bán sách

Ông Phạm Trung Hiếu - Chủ tịch Hội Nông dân phường Đại Nài kể lại nội dung cuộc điện thoại tiếp thị sách lạ

Chủ tịch Hội Nông dân phường Đại Nài (TP. Hà Tĩnh) Phạm Trung Hiếu nhớ lại: Cách đây khoảng 1 tháng, có một số điện thoại lạ gọi đến, giới thiệu là người của Hội Nông dân cấp trên.

Nội dung cuộc gọi là giới thiệu một số đầu sách, tài liệu phục vụ cho công tác hội và phong trào nông dân, đặc biệt những kỹ năng tổ chức họp, chuẩn bị bài phát biểu… cho người đứng đầu hội nông dân xã, phường. Họ cũng giới thiệu đã có nhiều xã, phường đã mua sách, việc này không cần xin ý kiến cấp trên. Tuy nhiên, do không thấy chủ trương chỉ đạo từ trên nên tôi đã từ chối, không mua".

Hà Tĩnh: Xuất hiện “chiêu” mạo danh Hội Nông dân để bán sách

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh) Nguyễn Hữu Anh đã nhiều lần nhận được các cuộc gọi yêu cầu mua sách, tài liệu.

Tương tự, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh) Nguyễn Hữu Anh cho hay: "Cách đây hơn 1 tuần, có số điện thoại di động gọi đến và giới thiệu là cán bộ Hội Nông dân tỉnh. Người này nói giọng miền Nam và yêu cầu chúng tôi phải mua sách vì đây là chủ trương bắt buộc. Người này cũng nói rõ có 2 cuốn sách phải mua, giá mỗi cuốn là 350 nghìn đồng. Nội dung chính của sách là các câu hỏi về nghiệp vụ của chức danh chủ tịch hội nông dân cấp xã, phường.

Tuy nhiên, tôi trả lời do liên quan đến tài chính nên cần phải thống nhất thì họ nói với giọng khó chịu. Sau đó, tôi liên hệ với Hội Nông dân TP. Hà Tĩnh để hỏi rõ hơn và được biết không có chủ trương mua sách, tài liệu. Ngược lại, chúng tôi còn được cảnh báo đây là các trường hợp giả mạo, không nên mua vì nội dung tài liệu có thể chưa được kiểm duyệt, không chính xác. Sau đó, số điện thoại này còn nhiều lần gọi điện đến nhưng tôi không bắt máy".

Chủ tịch Hội nông dân Thạch Hạ - Nguyễn Hữu Anh chia sẻ thêm, đây không phải là lần đầu tiên có người gọi điện đến mà trước đó, năm 2019 cũng có người xưng cán bộ cấp trên gọi điện yêu cầu Hội Nông dân xã mua sách.

Hà Tĩnh: Xuất hiện “chiêu” mạo danh Hội Nông dân để bán sách

Số điện thoại gọi và xưng là cán bộ Hội Nông dân Hà Tĩnh để giới thiệu bán sách, tài liệu

Bà Nguyễn Thị Hải, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thạch Quý (TP. Hà Tĩnh) cũng nhớ rất rõ: "Người lạ gọi đến tiếp thị sách cho tôi giới thiệu là cán bộ phòng tuyên truyền của Hội Nông dân Hà Tĩnh. Ban đầu, tôi tin và nghĩ rằng, nếu là chủ trương của tỉnh thì mình nên mua để nâng cao nghiệp vụ, năng lực và đồng ý mua 1 cuốn sách.

Tuy nhiên, tôi có gặp cán bộ Hội Nông dân tỉnh và kể lại thì họ khẳng định không hề có chủ trương này. Vậy nên khi người vận chuyển đưa sách đến thì tôi từ chối nhận. Ngay sau đó, người này gọi điện với giọng xấc xược, thậm chí chửi bới gay gắt, xúc phạm tôi. Người này cũng “dọa” sẽ có công văn của cấp trên gửi về".

Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Minh Tư, Chánh Văn phòng Hội Nông dân Hà Tĩnh khẳng định: Hội không có chủ trương và không phân công cán bộ, chuyên viên liên hệ bán tài liệu về nâng cao nghiệp vụ. Thời gian qua, Hội thường xuyên phối hợp với các đơn vị có liên quan khác tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức cho cán bộ hội các cấp. Song, những hoạt động này đều diễn ra công khai, trực tiếp, có địa điểm cụ thể. Riêng về tài liệu, người tham dự các lớp học, tập huấn được hỗ trợ cung cấp theo các quy định hiện hành.

Chủ đề Bạn đọc viết

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).