Hàng tấn sò mai dạt vào bờ biển, người dân đổ xô đi nhặt "lộc trời"

(Baohatinh.vn) - Hàng tấn sò mai bị sóng biển đánh dạt vào bờ, người dân TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đổ xô mang dụng cụ ra nhặt “lộc trời".

bqbht_br_so6.jpg
Trong 2 ngày qua (30-31/10), một số lượng lớn sò mai (người dân địa phương gọi là con chòng) trôi dạt vào bờ biển xã Kỳ Ninh. Người dân Kỳ Ninh và các vùng lân cận phấn khởi rủ nhau thu gom loại hải sản này.
bqbht_br_so-12.jpg
bqbht_br_so-13.jpg
Ngoài việc nhặt trên bờ, người dân tận dụng các dụng cụ đẩy ruốc để vợt các con sò mai nằm vùi dưới cát.
bqbht_br_so-18.jpg
Sò mai là loại sò biển có kích thước to bằng mu bàn tay. Vỏ sò có màu nâu thẫm, phần cồi sò mai bên trong có thể bán với giá từ 150 - 200 nghìn đồng/kg. Đây được xem là món đặc sản tại các nhà hàng vì độ thơm ngon cùng giá trị dinh dưỡng cao.
bqbht_br_so2.jpg
bqbht_br_so5.jpg
bqbht_br_so-19.jpg
Số lượng sò mai dạt vào bờ rất lớn nên chỉ một thời gian ngắn, người dân đã thu hoạch được khá nhiều.
bqbht_br_so1.jpg
Ông Nguyễn Văn Xiều (thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) vui vẻ chia sẻ: "Trong một buổi gia đình tôi thu được gần 1 tạ sò mai, giúp có thêm nguồn thu trong những ngày biển động. Không riêng người dân Kỳ Ninh chúng tôi mà bà con ở các xã lân cận như: Kỳ Hà, Kỳ Hải... cũng mang theo dụng cụ xuống nhặt rất đông. Từ sáng đến chiều tối, người dân vớt được hàng tấn sò mai".
bqbht_br_so-14.jpg
Lý giải hiện tượng sò mai dạt vào bờ, một số bà con địa phương cho biết, có thể sau bão số 6, thủy triều đổi dòng khiến lượng sò mai từ ngoài khơi cách bờ từ 5 - 10 hải lý trôi dạt vào bờ với số lượng lớn.
bqbht_br_so-10.jpg
bqbht_br_so8.jpg
bqbht_br_so-11.jpg
Sò mai sau khi được vớt lên được người dân tách ruột để đem về nhà chế biến hoặc bán cho thương lái.
bqbht_br_so7.jpg
Sò mai chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng bồi bổ cơ thể như: kẽm, sắt, canxi,... giúp điều hòa khí huyết, tăng chiều cao và giúp sáng mắt. Vì thế, đây là một nguyên liệu ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích.
bqbht_br_so-3.jpg
bqbht_br_so-15.jpg
bqbht_br_so-17.jpg
Ngoài sò mai, đợt này cũng có nhiều loại hải sản như: don biển, sò lông, sò huyết, ốc các loại... trôi dạt vào bờ.

Khi biển động hoặc sau bão, sò mai cũng như nhiều loại hải sản khác bị sóng đánh dạt vào bờ biển rất nhiều, hiện tượng này cũng đã xuất hiện vài lần. Người dân trong xã cũng nhờ đó có thêm thu nhập từ việc nhặt sò mai...”.

Ông Phan Công Thoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh

Chủ đề Biển Hà Tĩnh

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.