Hen suyễn ở trẻ em: Bệnh hô hấp nguy hiểm cần chẩn đoán, chữa trị sớm

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Với trẻ nhỏ vào mùa lạnh rất dễ lên cơn hen, cộng thêm các yếu tố như: điều kiện sinh hoạt, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đường hô hấp của trẻ.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cao gấp đôi người lớn, nhưng trên thực tế, việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị muộn, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, dẫn đến hệ lụy trẻ thường xuyên bị lên cơn hen cấp, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.

1. Hen suyễn xu hướng ngày một gia tăng

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính của đường thở, rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Nếu trẻ bị hen suyễn tiếp xúc với các chất kích thích đường thở - chủ yếu là phế quản sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn, khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.

Hen là bệnh có tính chất gia đình, di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy xu hướng chung trên toàn thế giới, số lượng bệnh nhân suyễn càng ngày càng gia tăng đáng kể, trong đó có cả trẻ em và người lớn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 10% trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới bị hen suyễn. Tại Pháp, người ta ước tính rằng cứ 10 phút sẽ có một bệnh nhi hen suyễn tương lai chào đời. Và trung bình trong mỗi lớp học sẽ có từ 2 - 3 học sinh bị hen suyễn.

Ở Việt Nam chưa có con số chính xác và hệ thống về tỷ lệ mắc hen cho cả nước, một số công trình nghiên cứu ở các vùng và địa phương cho thấy hen trẻ em có tỷ lệ mắc khoảng 4 % đến 8%.

Những năm gần đây, hen trẻ em có xu hướng tăng lên, cứ 20 năm tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2-3 lần. Hen suyễn ở trẻ em có thể đưa đến những hậu quả xấu cho trẻ. Theo các ghi nhận, trẻ thường xuyên bị lên cơn, nhất là về ban đêm làm trẻ không ngủ được, không thể vui chơi, chạy nhảy như các trẻ khác...

Trẻ cũng phải thường xuyên nghỉ học do bệnh hoặc để đi khám bệnh, thậm chí phải đi cấp cứu, nhập viện vì khó thở , ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập.

Hen suyễn ở trẻ em: Bệnh hô hấp nguy hiểm cần chẩn đoán, chữa trị sớm

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính của đường thở, rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau.

2. Nguyên nhân gây hen suyễn

Có nhiều căn nguyên và yếu tố thuận lợi gây bệnh hen có thể kể đến như:

2.1. Do gia đình, di truyền

Với hen suyễn thì yếu tố di truyền là rất lớn, người bị hen có thể do di truyền, trong gia đình cũng có người mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thời tiết , mề đay, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng theo mùa, đặc biệt là bố, mẹ hoặc cả hai có bệnh hen, thì tỷ lệ con cái mắc hen cũng cao.

2.2. Do cơ địa

Yếu tố cơ địa cũng là một đặc điểm riêng biệt ở bệnh hen suyễn, nhiều trẻ bị bệnh hen là do cơ địa, theo thống kê có khoảng từ 30% đến 60% trẻ em bị chàm sữa sau này có thể bị hen suyễn.

Các trẻ đã bị viêm phế quản co thắt, viêm mũi dị ứng, thể tạng tăng tiết dịch cũng nhiều khả năng bị mắc bệnh hen.

2.3 Do dị nguyên

Với hen suyễn thì dị nguyên như phấn hoa, khói bếp, khói thuốc, bụi, lông chó, mèo, thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông lạnh thường hay tái phát bệnh hen ở người bệnh hen mạn tính... và cũng là nguồn cơn gây kích ứng cơn hen.

Trong không khí cũng là một yếu tố được các nhà nghiên cứu cho rằng là nguyên nhân gây hen hoặc tái phát bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm cũng được các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng trong nguy cơ gây hen suyễn tái phát như nhóm thực phẩm hải sản (tôm, cua…), hoa quả, các phụ gia, trứng, đậu…

Hen suyễn ở trẻ em: Bệnh hô hấp nguy hiểm cần chẩn đoán, chữa trị sớm

Có nhiều căn nguyên và yếu tố thuận lợi gây nên bệnh hen suyễn.

3. Biểu hiện hen suyễn

Chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ đang lên cơn: Trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng…). Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng.

Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái laị nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn “trúng” một thức ăn nào đó...).

Nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý khá điển hình, thì triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót.

Vì vậy, có khi trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm (lắm khi ho nhiều đến mức làm trẻ không thể ngủ được) mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường. Một số nhà chuyên môn thường gọi đây là “hen dạng ho” - một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót.

Trong trường hợp này, trẻ cần được đưa đến khám chuyên khoa hô hấp để có thể được chẩn đoán phù hợp.

Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát ít nhất 3 lần ngay cả khi trong gia đình không có ai bị hen, dị ứng.

- 5 đánh giá xác định trẻ hen suyễn

Ho khò khè tái đi tái lạiĐã loại trừ các nguyên nhân ho, khò khè khác: Dị vật đường thở, lao hạch trung thất ( lao sơ nhiễm), viêm phế quản…Có yếu tố nguy cơ suyễnĐáp ứng thuốc giãn phế quảnKhám lâm sàng và test chẩn đoán: Test hô hấp ký đối với trẻ ≥12 tuổi; Test đo kháng lực đường thở (IOS đối với trẻ ≥3 tuổi).

Tuy nhiên, hen trẻ em đặc biệt là ở trẻ em < 5 tuổi thường khó chẩn đoán xác định, điều trị cũng còn nhiều khó khăn vì những lý do như: Nguyên nhân khò khè ở trẻ em rất đa dạng và khó xác định, đặc biệt khò khè ở trẻ < 1 tuổi thường dễ nhầm với viêm tiểu phế quản .

Việc chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khò khè khác rất phức tạp. Triệu chứng hen ở trẻ nhỏ không điển hình, khó xác định (ví dụ triệu chứng nặng ngực…). Các thăm dò cận lâm sàng đặc biệt là chức năng hô hấp rất khó thực hiện vì trẻ nhỏ chưa biết hợp tác.

Ngoài ra, việc tuân thủ điều trị cũng như thực thi các biện pháp kiểm soát hen ở trẻ em < 5 tuổi còn gặp nhiều khó khăn.

Hen suyễn ở trẻ em: Bệnh hô hấp nguy hiểm cần chẩn đoán, chữa trị sớm

Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen suyễn khi trẻ bị ho tái đi tái laị nhiều lần.

4. Phân loại hen ở trẻ em

Hen ở trẻ em có thể chia theo như sau:

- Khò khè khởi phát do virus (khò khè gián đoạn): Xảy ra thành từng đợt riêng biệt, thường đi kèm với viêm đường hô hấp trên do virus và không có triệu chứng giữa các đợt.

- Khò khè khởi phát do vận động: Khò khè xảy ra sau hoạt động thể lực gắng sức, ngoài ra trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.

- Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố: Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố như thay đổi thời tiết, vận động, nhiễm virus, dị nguyên, trẻ vẫn còn triệu chứng giữa các đợt khò khè, thường ở trẻ có cơ địa dị ứng.

Hen suyễn ở trẻ em: Bệnh hô hấp nguy hiểm cần chẩn đoán, chữa trị sớm

Thở khò khè là một trong những triệu chứng khi trẻ bị hen suyễn.

5. Điều trị hen suyễn ở trẻ em

Đối với cơn hen suyễn cấp xử trí ban đầu tại nhà là: Xịt hai lần Salbutamol 200 mcg, có thể lặp lại sau mỗi 20 phút, nếu cần thiết. Sau đó đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Trẻ quá khó thở. Triệu chứng của trẻ không đỡ ngay sau 6 lần xịt thuốc giãn phế quản trong 2 giờ. Cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc không thể xử trí cơn hen cấp tại nhà.

Tại bệnh viện, tùy từng cá nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho phù hợp.

Một lưu ý đặc biệt là cha mẹ cần nhớ sau mỗi cơn hen cấp, trẻ cần được tái khám trong vòng 1 tuần. Tần suất tái khám tùy thuộc mức độ kiểm soát hen ban đầu, đáp ứng với điều trị và khả năng tự xử trí của bố mẹ trẻ. Tốt nhất trẻ cần được tái khám sau 1- 3 tháng bắt đầu điều trị, sau đó 3 - 6 tháng/lần.

Cần đánh giá mức độ kiểm soát hen, yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ điều trị và hỏi bố mẹ trẻ có lo lắng gì không ở mỗi lần tái khám. Theo dõi chiều cao của trẻ ít nhất 1 lần/năm. Nếu trẻ có thể đo được hô hấp ký hoặc dao động xung ký, cần tiến hành đo mỗi 3 tháng một lần để giúp quyết định nâng hoặc giảm bậc điều trị.

Hen suyễn ở trẻ em: Bệnh hô hấp nguy hiểm cần chẩn đoán, chữa trị sớm

Yếu tố vi khuẩn, nấm mốc, khói bụi... là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn.

6. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay?

Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn còn khó thởNói năng khó nhọc. Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở. Cánh mũi phập phồng. Tím tái môi hay đầu ngón tay… Đây là dấu hiệu rất nguy kịch.

7. Phòng ngừa hen ở trẻ em:

Tuy hen là một bệnh không thể trị dứt được, nhưng có thể kiễm soát tốt được. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt - học tập - vui chơi bình thường.

- Các biện pháp phòng ngừa hen tiên phát bao gồm khuyến khích sinh con đẻ thường, không nên mổ đẻ. Không để bà mẹ đang mang thai và trẻ sau khi sinh hít phải khói thuốc lá, thuốc lào.

- Cho trẻ bú sữa mẹ. Cha mẹ không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các biện pháp phòng ngừa hen thứ phát bao gồm tránh tiếp xúc khói thuốc lá, khói bếp, các dị nguyên môi trường, bụi nhà, phấn hoa… và các dị nguyên khác.

- Nếu trẻ béo phì cần giảm cân cho trẻ. Tránh các thuốc chống viêm giảm đau non-steroid, thuốc chẹn beta, thức ăn, các chất phụ gia nếu biết các chất này gây triệu chứng hen.

Hen suyễn ở trẻ em: Bệnh hô hấp nguy hiểm cần chẩn đoán, chữa trị sớm

Bệnh hen suyễn không thể trị dứt được, nhưng có thể kiễm soát tốt được.

8. Khi nào cần sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài?

Câu hỏi khiến nhiều bà mẹ băn khoăn nếu bé bị hen suyễn thì có phải sử dụng thuốc lâu dài không?

Với trẻ mắc bệnh hen không được kiểm soát tốt. Khi trẻ thường xuyên bị lên cơn hen, trên 1 lần trong một tuần (nghĩa là ít nhất 4 cơn trong 1 tháng), trẻ bị thức giấc vì cơn hen trên 2 lần trong một tháng, khi trẻ phải dùng thuốc cắt cơn hen mỗi ngày. Khi trẻ từng nhập viện vì cơn hen nặng. Có từ 3 cơn hen trở lên trong năm qua... các trường hợp này, phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc phòng ngừa đúng cách.

Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là những thuốc kháng viêm dùng dưới dạng hít, cũng rất an toàn và không hề gây nghiện. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường nhiều tháng) để có đủ khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.

Cha mẹ cần nhớ phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, tái khám đúng hẹn và không bao giờ được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi trẻ có vẻ đã tốt hơn.

Theo BS. Trần Anh Tuấn/SK&ĐS

Đọc thêm

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.