(Baohatinh.vn) - Sáng 25/11, Ban Điều phối Dự án SRDP – IWMC Hà Tĩnh tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm, giải pháp thực hiện hoạt động đầu tư NN thích ứng BĐKH (CSA) và hoạt động đầu tư hợp tác công tư (PPP)”.
Thời gian qua, các hoạt động của dự án qua sự hỗ trợ của Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã góp phần giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tích cực, thay đổi kết cấu hạ tầng KT-XH, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho nông dân theo hướng bền vững.
Qua 2 năm thực hiện dự án PPP và CSA, đã phê duyệt 75 tiểu dự án với nguồn vốn tài trợ 12,3 tỷ đồng cho 1.100 hộ hưởng lợi; có 4 tiểu dự án PPP được UBND tỉnh phê duyệt với mức tài trợ 7,8 tỷ đồng.
Theo đánh giá của các đại biểu, quá trình triển khai 2 hoạt động này khá thuận lợi do được sự quan tâm của các cấp ngành, sự đồng thuận cao của chính quyền địa phương và người dân, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người dân, phù hợp và đồng hành với chương trình NTM và mang lại tác động lớn trong phát triển chuỗi giá trị.
Đại biểu trình bày ý kiến tham luận tại hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu cũng chỉ rõ những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động CSA như: nhận diện của cán bộ chưa đầy đủ dẫn đến sai sót trong xác định mục đích đầu tư; năng lực các bên (đặc biệt là nông dân) còn hạn chế để tiếp cận hoạt động; để thực hiện CSA đặt ra yêu cầu cao đối với nhà tài trợ trong khi đây lại là hoạt động mới, lần đầu tiên được thực hiện tại Hà Tĩnh; các đơn vị hỗ trợ trực tiếp chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và yêu cầu của nhà tài trợ; đại đa số người dân còn có tư tưởng ỷ lại; một số địa phương chưa thực sự vào cuộc; mục tiêu của dự án là tiếp cận đối tượng nghèo và cận nghèo song trên thực tế, các đối tượng này vẫn chưa tham gia nhiều...
Đối với hoạt động PPP, số lượng DN đầu tư vào lĩnh vực SX nông nghiệp chưa nhiều và nhìn chung, năng lực còn hạn chế. Nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa chưa đồng bộ, phần lớn trong số họ còn sợ rủi ro và chưa chịu khó. Chính quyền địa phương chưa có nhận thức kịp thời và đầy đủ về hoạt động dự án; quy hoạch vùng sản xuất còn manh mún và nhỏ lẻ, khó tiếp cận đến sản xuất hàng hóa.
Để quá trình triển khai hoạt động PPP và CSA đạt hiệu quả trong thời gian tới, các đại biểu đã cùng tham gia thảo luận và đề xuất các giải pháp như: tiếp tục tập huấn nâng cao nhận thức về mô hình CSA cho các bộ huyện, xã và người dân; tìm kiếm các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng sự liên kết giữa DN và người dân; điều chỉnh tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo trong các hoạt động đầu tư giảm xuống so với tiêu chí (30%).
Ban điều phối dự án cần hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho tiểu ban CSA huyện; tạo cơ chế hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư PPP; có quy hoạch đất đai phù hợp cho DN; cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi hình thức hoạt động PPP trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của DN, cán bộ và người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải - Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã đến dự lễ khánh thành, bàn giao nhà ở thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Hương Sơn.
Ngày hội hiến máu ở Hương Khê (Hà Tĩnh) thu hút gần 300 người tham gia, thu về 145 đơn vị máu bổ sung cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm phục vụ công tác cấp cứu, chữa bệnh.
Năm nay, số thí sinh đăng ký dự thi vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh ít hơn so với năm trước hơn 200 em, điều đó đồng nghĩa với việc tăng thêm cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh.
Cần mẫn đưa chính sách an sinh đến với từng người, từng nhà, những nhân viên dịch vụ thu BHXH Hà Tĩnh được ví như người “dệt lưới”, giúp nhiều người có chỗ dựa vững chắc…
Thời gian gần đây, Hà Tĩnh đã ghi nhận sự gia tăng của các ca bệnh COVID-19, trong đó có một số ca bị biến chứng nên người dân tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong phòng dịch.
Những năm qua, công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, tổ chức triển khai bằng nhiều chủ trương, chính sách hiệu quả, nhờ đó, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tăng cường công tác phòng chống, giám sát, yêu cầu người dân không chủ quan với dịch COVID-19.
Để đảm bảo Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT diễn ra an toàn, nghiêm túc, đến thời điểm hiện tại, các nhà trường, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã hoàn tất công tác chuẩn bị.
Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giúp nhiều hội viên, phụ nữ nghèo ở các xã biên giới Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển KT-XH, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Hà Tĩnh xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên suốt và đã tập trung thể chế hóa bằng các chủ trương, chính sách; triển khai đồng bộ, hiệu quả mô hình giảm nghèo bền vững.
Theo Bộ Y tế, việc ban hành Luật Dân số tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, góp phần thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số.
Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát TP Hà Tĩnh đã tổ chức khánh thành, bàn giao 184 ngôi nhà mới thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.
339 học sinh, 113 giáo viên được huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) tuyên dương, khen thưởng lần này đều là những cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học 2024-2025.
Người cao tuổi thường nhạy cảm hơn với thuốc, có nguy cơ và tỷ lệ tác dụng phụ từ thuốc không kê đơn cao hơn người trẻ tuổi. Những loại thuốc mua không cần đơn để chữa trị các bệnh thường gặp có thể gây nguy hiểm cho đối tượng này…
Với số lượng học sinh đầu vào tăng so với đầu ra, việc tuyển sinh năm học 2025-2026 của nhiều trường học ở TP Hà Tĩnh lại rơi vào tình trạng phải tăng lớp, thiếu giáo viên.
Tập 8 chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 mang đến một trận đấu đầy kịch tính giữa 2 đội đến từ Trường THCS Sơn Kim (huyện Hương Sơn) và Trường THCS Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên).
Mẹ, bà, cố của chúng tôi là cụ Phan Thị Hồng, sinh năm 1926. Do tuổi cao, sức yếu, nên cụ đã từ trần ngày 20/5/2025, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Ất Tỵ, hưởng thọ 100 tuổi.
Trước lúc tàu chìm ở biển Hà Tĩnh, anh em thuyền viên có chuẩn bị áo phao, phao bè nhưng khi nhảy xuống biển, mỗi người một nơi, trong khi biển xung quanh tối om, chỉ cố gắng hết sức để có thể sống sót trở về với gia đình.
Các y bác sỹ BVĐK tỉnh Hà Tĩnh được các chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trực tiếp hỗ trợ các kỹ thuật chuyên sâu trong xạ trị đầu - mặt - cổ, thực quản, vú và trực tràng.
Sáng nay (26/5), tại Nghĩa trang Liệt sỹ Nầm ở huyện Hương Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt 4 liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vận động xây dựng và sửa chữa 1.624 nhà ở cho hộ nghèo, gia đình khó khăn, người có công với tổng kinh phí 106,92 tỷ đồng.
Mùa hè là thời điểm gia tăng tai nạn đuối nước ở trẻ em. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức cho con em kỹ năng phòng chống đuối nước.
Với sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đoàn viên và Nhân dân, đến nay, nguồn máu tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã đạt mức trên 500 đơn vị, đáp ứng được yêu cầu điều trị cho người bệnh.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu