Hoàn thiện dự thảo báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét hơn, có tác động gián tiếp và trực tiếp đến môi trường cũng như cuộc sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn Hà Tĩnh.

Sáng 21/6, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Ứng phó biến đổi khí hậu Bộ TN&MT tổ chức hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý dự thảo báo cáo cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 trên địa bàn Hà Tĩnh và dự thảo báo cáo đánh giá khí hậu tỉnh Hà Tĩnh.

Tham dự hội thảo có hơn 30 đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh.

Hoàn thiện dự thảo báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh

Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý dự thảo báo cáo cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 trên địa bàn Hà Tĩnh và dự thảo báo cáo đánh giá khí hậu tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung bộ, có địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông (độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%) và bị chia cắt mạnh bởi các sông, suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẽ lẫn nhau.

Hoàn thiện dự thảo báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh

Đại diện Trung tâm Ứng phó biến đổi khí hậu Bộ TN&MT trình bày về dự thảo báo cáo cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 trên địa bàn Hà Tĩnh và dự thảo báo cáo đánh giá khí hậu tỉnh Hà Tĩnh

Hằng năm, Hà Tĩnh là một trong những địa phương của Việt Nam chịu tác động của BĐKH toàn cầu, những tác động này trực tiếp và gián tiếp đến các ngành kinh tế, môi trường sống và hoạt động sinh kế của người dân nơi đây. Có thể kể đến biểu hiện của BĐKH như diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, nắng nóng kéo dài bất thường... ngày càng khó lường, khó dự đoán.

Hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường và cực đoan cộng với điều kiện địa hình đồi núi dốc, nghiêng làm gia tăng xói lở, ngập lụt, gây thiệt hại kinh tế.

Hoàn thiện dự thảo báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh

Các đại biểu tham dự hội thảo

Việc cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và báo cáo đánh giá khí hậu tỉnh Hà Tĩnh là nhiệm vụ nằm trong chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sở TN&MT là cơ quan chủ trì và Trung tâm Ứng phó biến đổi khí hậu Bộ TN&MT là đơn vị tư vấn thực hiện công việc này. Đến nay, đơn vị chuyên môn và tư vấn đã hoàn thành dự thảo, hiện đang tham vấn, xin ý kiến Cục BĐKH, trình UBND tỉnh phê duyệt các báo cáo trên và thẩm định, kiểm tra nghiệm thu kết thúc nhiệm vụ.

Hoàn thiện dự thảo báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh

Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá: BĐKH làm tình hình thiên tai ở Hà Tĩnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường hơn. Thế nên, việc có kế hoạch chủ động ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết nhằm giảm nhẹ hậu quả gây ra với đời sống người dân.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe đại diện Trung tâm Ứng phó biến đổi khí hậu Bộ TN&MT trình bày về dự thảo báo cáo cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 trên địa bàn Hà Tĩnh và dự thảo báo cáo đánh giá khí hậu tỉnh Hà Tĩnh.

Theo đó, dự thảo báo cáo đã tập trung các nội dung trọng tâm của như: Đánh giá hiện trạng khí hậu tỉnh Hà Tĩnh đến năm cuối của thời kỳ đánh giá; đánh giá các tác động của khí hậu, BĐKH và kết quả của hoạt động ứng phó, mức độ phù hợp của kịch bản BĐKH cũng như đưa ra một số giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với các điều kiện khí hậu cực đoan phù hợp với điều kiện tự nhiên của Hà Tĩnh nhằm đảm bảo phát triển KT-XH cho tỉnh.

Hoàn thiện dự thảo báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh

Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh Trần Thanh Bình: Trong báo cáo đánh giá khí hậu tỉnh Hà Tĩnh và báo cáo cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đang chỉ tập trung nhiều về nhiệt độ, lượng mưa trên địa bàn tỉnh, chưa có dữ liệu về cây xanh, dân cư, tình trạng bê tông hóa tác động tới BĐKH.

Tham gia ý kiến tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao Sở TN&MT và đơn vị tư vấn đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo báo cáo đánh giá khí hậu tỉnh Hà Tĩnh; báo cáo cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và dự thảo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều lượt ý kiến nhằm hoàn thiện thêm dự thảo, kế hoạch ứng phó với BĐKH trên địa bàn Hà Tĩnh.

Hoàn thiện dự thảo báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở TN&MT Phan Lam Sơn phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở TN&MT Phan Lam Sơn cho biết: Hiện nay, BĐKH ở Hà Tĩnh đang ngày càng rõ nét hơn, có tác động gián tiếp và trực tiếp đến môi trường cũng như cuộc sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.

Vì thế, thực hiện việc đánh giá khí hậu tỉnh Hà Tĩnh một cách chính xác, trên cơ sở đó cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết để Hà Tĩnh đáp ứng các yêu cầu của quốc gia. Đồng thời đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của tỉnh trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn ra mạnh mẽ và có nhiều tác động tiêu cực đến các hoạt động KT-XH, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Cũng theo ông Phan Lam Sơn, các ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự tại hội thảo sẽ góp phần giúp cho dự thảo, kế hoạch ứng phó với BĐKH trên địa bàn Hà Tĩnh thêm phần đầy đủ, chính xác, khách quan, trước khi trình lên các ngành chức năng xem xét, phê duyệt.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.