Học cha mẹ thông thái cách phát triển những điểm mạnh của con

Thay vì ép con trở thành mẫu người mà chúng ta mong đợi, cha mẹ có con cái thành công đã phát triển tốt những điểm mạnh của trẻ ngay từ nhỏ để xây dựng tương lai bền vững cho con.

hoc cha me thong thai cach phat trien nhung diem manh cua con

Lắng nghe con một cách tập trung sẽ giúp bố mẹ tìm ra điểm mạnh của con (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ Mary Reckmeyer, tác giả của cuốn Strengths Based Parenting (Sức mạnh của việc nuôi dạy con) và là giám đốc của Trung tâm phát triển trẻ em Donald O. Clifton tin rằng công việc của mỗi chúng ta, của mỗi bậc cha mẹ là phải làm tốt trách nhiệm nuôi dạy và hãy để con trẻ phát triển điểm mạnh một cách tự nhiên để chúng có thể thành công mà vẫn trải nghiệm một cuộc sống bình thường.

Để kích thích điểm mạnh của trẻ, tiến sĩ Reckmeyer đã chia sẻ 7 cách giúp bậc cha mẹ từng bước phát triển con mình và đây cũng là cách mà các phụ huynh thông thái đã áp dụng:

1. Đừng nhìn vào "vấn đề" mà hãy cố gắng "sửa chữa" cho trẻ

Đối với bất cứ vấn đề gì, dù là ở trường hay ở nhà thì cha mẹ thường có xu hướng tập trung vào việc trẻ làm sai. Nếu bạn hỏi bất kì cha mẹ nào, rằng họ xem lỗi 1 đứa trẻ gây ra là do chúng còn nhỏ thì đúng vậy, họ đã thành công trong bước đầu phát triển điểm mạnh của con cái.

Bởi vì không phải ai cũng có thể làm tốt mọi thứ, nên sớm hay muộn bạn cũng sẽ bắt đầu nhìn vào việc trẻ "có thể" làm hơn việc chúng "không thể". Việc này cũng sẽ giúp trẻ tự tin hơn trên con đường tự lập sau này.

hoc cha me thong thai cach phat trien nhung diem manh cua con

Không nên chỉ trích trẻ mà hãy sửa chữa cho con những thói quen, hành vi xấu (Ảnh minh họa).

2. Giúp trẻ thay đổi hành vi xấu

Tiến sĩ Reckmeyer cho biết hành động "cắn" ở giáo dục mầm non là một ví dụ về một "hành vi xấu" trong suy nghĩ của cha mẹ: "Các bậc cha mẹ quá tập trung vào hành động cắn của con và liên tục đưa ra câu hỏi dạng như "Con có cắn ai ngày hôm nay không? " hoặc răn đe, ‘"Mẹ đã nhắc bao nhiêu lần không được cắn bạn?"’ trong khi xung quanh có rất nhiều điều tốt hơn mà chúng ta lại không làm.

Bạn phải tìm hiểu những điều khác mà trẻ quan tâm và biết được điểm mạnh của trẻ là gì để bạn có thể hướng con mình theo hướng tốt hơn. Đừng để tâm đến việc hay cắn của trẻ nữa hoặc con bạn sẽ không bao giờ thay đổi được".

3. Nhìn vào các hoạt động và môi trường mà con bạn đang liên tục tránh xa

Nếu có hoạt động nào mà con bạn liên tục tránh xa, tiến sĩ Reckmeyer khuyên rằng tốt hơn hãy tập trung vào hoạt động mà con bạn thường xuyên tham gia và tập trung nghĩ cách tạo thêm những thử thách cho trẻ.

Nếu trẻ thường xuyên chơi xếp hình, bạn có thể thử thách con mình bằng việc khuyến khích xếp thành nhiều hình khối khác nhau hoặc có thể bày cách cho con làm theo. Việc khuyến khích giống như một bài tập vừa tự nhiên vừa là hành trang sau này của trẻ.

hoc cha me thong thai cach phat trien nhung diem manh cua con

Hãy tập trung vào hoạt động mà con bạn thường xuyên tham gia (Ảnh minh họa).

4. Xây dựng "mạng lưới các đối tác"

Bạn không phải là người duy nhất mà con bạn quan sát và tiếp xúc mỗi ngày. Vì thế, là cha mẹ, đôi lúc bạn nhìn thấy con mình làm một điều gì đó mới và nghĩ rằng nó thực sự đặc biệt, tuy nhiên nó lại là điều mọi trẻ em đều làm được, hoặc không phải là chuyện quá to tát.

Vì vậy, bạn cần có những "đối tác" - ông bà, hàng xóm, giáo viên, bảo mẫu để có thể tìm hiểu một số khía cạnh của trẻ, những thông tin thực sự có thể giúp củng cố và khẳng định điểm mạnh đặc biệt của con bạn để bạn biết những gì cần để trẻ phát triển.

5. Dành cho con sự quan tâm trọn vẹn bất cứ khi nào có thể

Tiến sĩ Reckmeyer kêu gọi các bậc cha mẹ phải suy nghĩ về số lần một đứa trẻ nói với mẹ: "Nhìn con nè!". Trẻ chỉ muốn biết rằng cha mẹ và giáo viên đều đang chú ý đến chúng. "Hãy cho con của bạn sự quan tâm nhiều nhất bạn có thể. Bạn thậm chí không cần phải nói ra nhưng đôi khi sự chú ý lại là điều trẻ cảm thấy tốt nhất. Yên lặng, lắng nghe, và đừng tiếc lời khen ngợi".

6. Tận dụng thời gian giữa các câu hỏi và câu trả lời

"Thời gian trung bình người lớn chờ đợi để trẻ nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi là từ 9/10 giây. Điều đó quá thiếu kiên nhẫn", tiến sĩ Reckmeyer nói. "Hãy áp dụng quy tắc ba giây: Gấp ba lần số lượng thời gian bạn chờ đợi để nghe những gì con hiểu. Ba giây vẫn không phải là nhiều, nhưng tôi nghĩ rằng một khi bạn bắt đầu làm điều đó, nó sẽ giúp bạn đánh giá những đứa trẻ và xây dựng mối quan hệ với con dựa trên việc quan trọng với trẻ vào thời điểm, đó là lắng nghe".

Một khi chúng ta bắt đầu dành thời gian lắng nghe, ta sẽ dễ dàng tìm ra những điều còn thiếu để bổ sung cho trẻ trong quá trình phát triển bản thân.

7. Đừng mong đợi sự thay đổi chỉ qua một đêm

Có rất nhiều điều để suy nghĩ khi nói đến việc phát triển điểm mạnh cho trẻ, và chúng ta có thể giúp trẻ thay đổi bằng những mục tiêu mới đi kèm sự nỗ lực, nhưng tiến sĩ Reckmeyer cho biết sự thay đổi sẽ không xảy ra chỉ sau một đêm.

"Mục tiêu của chúng ta là con trẻ sẽ có được cuộc sống tốt đẹp sau này, nhưng đôi khi bạn cần ép buộc mình nghĩ rằng những gì bạn làm cho con cần phải có quá trình lâu dài. Nếu bạn quyết định thay đổi, bằng một sự quan tâm tích cực khi bạn tập trung vào điểm mạnh của trẻ, điều đó có nghĩa là bạn có thể tự hào rằng trong 7 tỷ người, con bạn là độc nhất".

Thay đổi nhỏ theo thời gian sẽ chuyển thành một thói quen tích cực, xây dựng sức mạnh cho cả gia đình.

Theo TTVN

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.