Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

(Baohatinh.vn) - Sân khấu hóa môn Ngữ văn ở Trường iSchool Hà Tĩnh là hình thức trải nghiệm sáng tạo, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, đáp ứng yêu cầu của dạy học hiện đại.

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 8, Tổ Ngữ văn - Trường iSchool Hà Tĩnh tổ chức chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), Vợ nhặt (Kim Lân). Đây là năm thứ 3 chương trình được tổ chức, thu hút sự cổ vũ của đông đảo giáo viên, học sinh.

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới hình thức thi đấu giữa 3 đội chơi gồm: thôn Đông Xá; xóm Ngụ cư và làng Vũ Đại.

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Phần thi của đội xóm Ngụ cư

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Phần thi của làng Vũ Đại.

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Các đội chơi sẽ trải qua 3 phần thi: kiến thức, thuyết trình poster, tài năng diễn xuất. (trong ảnh: phần thi kiến thức của các đội chơi)

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Ở phần thi thuyết trình poster, mỗi đội chơi sẽ chuẩn bị một poster về chủ đề: Người nông dân và thực hiện thuyết trình trong vòng 3 phút.

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Phần thi tài năng diễn xuất là phần thi hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các em học sinh. Với các hoạt cảnh, học sinh đã được hóa thân và cảm nhận sâu sắc hơn về số phận của người nông dân trong xã hội cũ cũng như những giá trị của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. (trong ảnh: một cảnh trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân)

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Hoạt động sân khấu hóa cũng là cơ hội để học sinh iSchool được thử sức mình trên sân khấu, “sống” cùng nhân vật và bối cảnh trong tác phẩm, đồng thời thể hiện khả năng diễn xuất, hóa thân vào các nhân vật một cách chân thực nhất. (trong ảnh: cảnh chị Dậu bán con, bán chó trong tác phẩm Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố).

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Việc đổi mới phương pháp dạy và học đã mang đến môi trường học tập hiện đại, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả. (trong ảnh: cảnh cai lệ đến nhà chị Dậu thu thuế trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố).

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Thể hiện sự xuất sắc qua các phần thi, đội Làng Vũ Đại đã giành giải nhất.

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

Các đội thôn Đông Xá...

Học sinh iSchool Hà Tĩnh hào hứng trải nghiệm “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam”

... và xóm Ngụ cư cùng giành giải nhì.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.