Học sinh Kỳ Anh học Tiếng Anh tại... địa chỉ văn hóa

(Baohatinh.vn) - Học sinh Trường THCS Sông Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã có những trải nghiệm thú vị từ đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Tiếng Anh.

Tiết học khám phá về di tích lịch sử đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu và cơ sở làm mắm truyền thống đạt chuẩn 3 sao OCOP tại xã Kỳ Ninh vào ngày 12/10 đã để lại nhiều kỷ niệm cho các em nhỏ.

Học sinh Kỳ Anh học Tiếng Anh tại... địa chỉ văn hóa

Trải nghiệm học Tiếng Anh tại khu di tích đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh)

Em Vũ Thị Ngọc My, học sinh lớp 9D cho hay: “Được học môn học mình yêu thích bằng cách trải nghiệm thực tế tại các địa chỉ văn hóa tại quê hương thực sự không chỉ với bản thân em mà tất cả các bạn học trong lớp đều rất thích. Vừa được rèn giũa khả năng ngoại ngữ vừa được học văn hóa, lịch sử mà không bị khô cứng như trước đây thì quá tuyệt vời”.

“Là học sinh của lớp chuyên toán, trước đây, việc học Tiếng Anh không tạo mấy hứng thú cho em nhưng bây giờ em rất thích thú và không còn áp lực, em rất mong sẽ có nhiều chuyến trải nghiệm như thế này nữa” - em Lê Công Trường, học sinh lớp 8E trò chuyện.

Học sinh Kỳ Anh học Tiếng Anh tại... địa chỉ văn hóa

Cô giáo Trần Thị Thu Hiền - Tổ trưởng Tổ Tiếng Anh, âm nhạc, mỹ thuật giới thiệu quy trình sản xuất nước nắm truyền thống bằng hình ảnh minh họa trước khi đưa các em tới điểm thực tế

Thầy giáo Phạm Văn Tuân (phụ trách Tiếng Anh khối 8) chia sẻ: “Tại các điểm đến, các em học sinh sẽ nghe giới thiệu, ghi chép và thu hoạch tại chỗ, sau đó thuyết trình bằng Tiếng Anh những điều các em học được cho thầy cô và cả lớp cùng nghe, hoặc chủ động đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về điều mình chưa biết”.

Học sinh Kỳ Anh học Tiếng Anh tại... địa chỉ văn hóa

Sau khi được nghe HTX Chiến Thắng (Kỳ Ninh) giới thiệu về quy trình sản xuất, các em học sinh sẽ tương tác bằng các bài thuyết trình và câu hỏi bằng Tiếng Anh (Trong ảnh: Em Vũ Thị Ngọc My, học sinh lớp 9D thuyết trình với chủ đề " Làm sao để nước mắm truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP")

Từ năm học 2018-2019 đến nay, nhà trường đã phối hợp với giáo viên nước ngoài đang dạy ở các trung tâm Anh ngữ trên địa bàn tham gia giảng dạy vào các buổi chiều hàng ngày cho hai khối 6,7, nhằm cập nhật và đáp ứng nghe người bản ngữ nói và giao tiếp được với họ.

Là giáo viên của Trung tâm Tiếng Anh Blue Galaxy Kỳ Anh, cứ đều đặn 3 buổi chiều hàng tuần, cô Sharne (người Úc) lại có mặt tại các lớp học của Trường THCS Sông Trí. Mở đầu tiết học với các trò chơi trí tuệ bằng Tiếng Anh, hầu hết các em trong lớp đều có cơ hội được nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng Anh.

“Qua hoạt động giảng dạy tại các lớp, tôi nhận thấy nhiều em còn nhiều e ngại trong giao tiếp, ít chịu nói, cách tạo ra các trò chơi trí tuệ ngay đầu buổi học sẽ khiến các em thoải mái, vui vẻ khi tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghe nói”, cô Sharne chia sẻ.

Học sinh Kỳ Anh học Tiếng Anh tại... địa chỉ văn hóa

Các tiết học với giáo viên người nước ngoài tạo nhiều hứng khởi cho học sinh (Trong ảnh: Tiết học của cô giáo Sharner, giáo viên người Úc)

Bên cạnh những trải nghiệm thực tế tại các địa chỉ văn hóa, lịch sử thì mô hình CLB Tiếng Anh được sân khấu hóa, các tiết học với các giáo viên nước ngoài đã giúp các em học sinh “vừa học, vừa chơi”, khiến các em thực sự yêu thích môn học này.

Học sinh Kỳ Anh học Tiếng Anh tại... địa chỉ văn hóa

CLB Tiếng Anh hoạt động thường kỳ với hình thức sân khấu hóa là phương pháp dạy và học đạt nhiều hiệu quả

Kết quả bước đầu cho quá trình đổi mới phương pháp dạy và học của Trường THCS Sông Trí đã mang lại những kết quả thiết thực, riêng bộ môn Tiếng Anh năm học 2018-2019 có 5 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh ở thứ hạng cao. Đầu năm học này, ở khối 9 có 2 em là thủ khoa, 4 giải nhì, 4 giải ba và 3 giải khuyến khích cấp thị xã và có 8 em được chọn vào đội tuyển dự thi cấp tỉnh. Với một địa phương “vùng lõm” về ngoại ngữ như Kỳ Anh thì đây cũng được xem là những tín hiệu đáng mừng.

Học sinh Kỳ Anh học Tiếng Anh tại... địa chỉ văn hóa

Không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học để thu hút học sinh với bộ môn Tiếng Anh là cách làm của Trường THCS Sông Trí trong nhiều năm qua

Thầy giáo Ngô Đình Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Sông Trí cho biết: “Để nói thành thạo tiếng Anh và giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa thì việc dạy và học theo lý thuyết hàn lâm đã không còn phù hợp. Việc học ngoại ngữ càng ngày càng được nhà trường đặc biệt được quan tâm, đầu tư mà trọng tâm phải tạo ra phương pháp thu hút học sinh yêu thích môn học, rồi mới tiến tới lồng ghép các thông tin bổ ích về văn hóa, lịch sử truyền thống".

Thầy Dũng còn cho biết: Trong thời gian tới, nhà trường vẫn tiếp tục chủ trương khuyến khích việc các thầy cô giáo xây dựng các chương trình trải nghiệm, thay đổi tư duy dạy và học nhằm không ngừng khuyến khích học sinh yêu thích môn học này.

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.