Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

(Baohatinh.vn) - 20 tham luận, ý kiến của các nhà khoa học, lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và con cháu dòng họ đã góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của Đội Cung và dòng họ Trần Công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Sáng 22/4, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Kỳ Anh và dòng họ Trần Công phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Đội Cung và dòng họ Trần Công - Long Trì, Kỳ Anh với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc”.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng điểm lại một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Đô Lương; về thân thế, cuộc đời của Đội Cung cũng như những đóng góp của dòng họ Trần Công ở huyện Kỳ Anh cho lịch sử dân tộc.

Liệt sỹ Đội Cung, tức Trần Công Cung, Nguyễn Văn Cung (1903 - 1941) là con cháu họ Trần Công ở làng Long Trì, tổng Đậu Chữ (nay là thôn Phú Long, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh) - dòng họ có truyền thống yêu nước và hiếu học, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Chân dung liệt sỹ Đội Cung

Đội Cung là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Đô Lương ngày 13/1/1941, thể hiện hành động yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp nhằm lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đánh giá: “Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Đô Lương, Bắc Sơn đã tỏ rõ đồng bào ta quyết bước theo vết máu vẻ vang của tiền nhân, hăng hái diệt thù”.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Đại biểu tham quan hình ảnh trưng bày về liệt sỹ Đội Cung và dòng họ Trần Công.

Dù không giành được thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa đã có ảnh hưởng to lớn, sâu rộng trên toàn quốc, để lại cho Đảng ta bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng, trực tiếp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Hội thảo lần này đã nhận được hơn 20 tham luận, ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các nhà khoa học, lãnh đạo địa phương và con cháu dòng họ. Các tham luận là những công trình nghiên cứu công phu với nhiều tài liệu phong phú, xác thực, đã tái hiện và đánh giá một cách khách quan, trung thực về những sự kiện lịch sử đã diễn ra.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Bí thư Huyện ủy Trần Đình Gia: "Hội thảo làm phong phú, sâu sắc thêm những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của Đội Cung và dòng họ Trần Công; là dữ liệu lịch sử quý báu của Đảng bộ, dòng họ và là tài liệu để tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về sự cống hiến của bậc tiền nhân với quê hương, đất nước".

Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp của Đội Cung và vai trò của ông trong cuộc khởi nghĩa Đô Lương, nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa; những đóng góp của các nhân vật lịch sử thuộc dòng họ Trần Công - Long Trì, Kỳ Anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển trình bày tham luận: Cuộc khởi nghĩa của binh lính Đô Lương năm 1941 trong hành trình lịch sử Việt Nam cận đại.

Các ý kiến cũng đã làm rõ sự kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; việc bảo tồn, tôn tạo các dấu tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Đô Lương và phát huy các giá trị di sản lịch sử, văn hóa tại địa phương có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Đô Lương năm 1941.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

PGS.TS Nguyễn Tất Thắng - Trưởng bộ môn Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Huế trình bày tham luận: Khởi nghĩa Đô lương và sự thất bại của thực dân Pháp trong chính sách “dùng người Việt trị người Việt”.

Hội thảo đã góp phần giúp các thế hệ con cháu và Nhân dân địa phương hiểu rõ hơn về dòng họ Trần Công và các nhân vật lịch sử họ Trần Công ở huyện Kỳ Anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước; góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao niềm tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Trẩy hội ngày xuân

Trẩy hội ngày xuân

Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Danh thắng chùa Hang khai hội xuân Ất Tỵ

Danh thắng chùa Hang khai hội xuân Ất Tỵ

Lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025 tại chùa Hang (TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh) cầu cho quốc thái dân an và là dịp tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.
Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du khách nô nức khai hội chùa Hương ở Hà Tĩnh

Du khách nô nức khai hội chùa Hương ở Hà Tĩnh

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã đánh hồi trống khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh, giúp kích cầu, phát triển du lịch.
Khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025

Khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025

Lễ khai hội chùa Hương Tích nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế của khu di tích danh thắng quốc gia đến với bạn bè, du khách trong nước, quốc tế và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống văn hóa, con người quê hương Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Sẵn sàng khai hội chùa Hương Tích

Sẵn sàng khai hội chùa Hương Tích

Lễ hội chùa Hương Tích 2025 chính thức khai hội vào ngày 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Cho ngày "lên lão" muôn phần vui tươi

Cho ngày "lên lão" muôn phần vui tươi

Lễ mừng thọ người cao tuổi ở Hà Tĩnh dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2024 đã được các cấp chính quyền và gia đình tổ chức một cách văn minh, tiết kiệm nhưng rất trang trọng, vui tươi, ý nghĩa.
Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón khoảng 22.000 lượt khách tham quan, vãn cảnh; trong đó có hơn 5.000 lượt khách lưu trú...
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.