Hơn 160 gia súc tại 4 huyện “dính” bệnh lở mồm long móng

(Baohatinh.vn) - Dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc đang diễn biến phức tạp tại 4 huyện ở Hà Tĩnh (Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Khê và Hương Sơn) đòi hỏi các địa phương phải vào cuộc quyết liệt để kịp thời không chế.

hon 160 gia suc tai 4 huyen dinh benh lo mom long mong

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh kiểm tra gia súc bị bệnh LMLM tại thôn 6, Phú Phong, Hương Khê

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 162 con trâu, bò, lợn của 96 hộ dân ở 35 thôn trên địa bàn 9 xã của 4 huyện (Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Khê và Hương Sơn) mắc bệnh LMLM. Dịch bệnh được phát hiện vào giữa tháng 10/2017 tại các xã Thái Yên (Đức Thọ) và Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), sau đó phát sinh thêm tại 3 xã của huyện Hương Khê và 1 xã của huyện Hương Sơn.

Nguyên nhân được xác định do công tác quản lý mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc còn bị hạn chế, đặc biệt là tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp.

Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh (Đức Thọ) - Phan Tiến Dũng cho biết: Toàn xã có 7 con bò của 5 hộ bị bệnh được phát hiện từ ngày 4/11/2017. Gia súc mắc bệnh trên là do người dân chăn thả rông nên lây nhiễm từ xã Đức Long bị bệnh trước đó. Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, chính quyền địa phương đã tập trung thực hiện các biện pháp khống chế, không để dịch lan ra diện rộng. Hiện xã đã tiêm phòng bao vây 500 con và phun hóa chất khử trùng tại các khu vực chăn nuôi có nguy cơ cao.

hon 160 gia suc tai 4 huyen dinh benh lo mom long mong

Cảnh báo khu vực có dịch LMLM tại xã Phú Phong (Hương Khê)

Riêng huyện Hương Khê, dịch LMLM xẩy ra tại 3 xã Hương Xuân, Phú Phong và Gia Phố khi tiếp nhận 30 con bò hỗ trợ cho các hộ nghèo phát triển sản xuất từ nguồn kinh phí thuộc Chương trình 30a năm 2016. Trong quá trình tiếp nhận đã phát hiện 14/30 con bị mắc bệnh, sau đó lây lan sang 6 con bò nuôi của địa phương. Nguyên do là việc nhập gia súc từ Trạm Giống chăn nuôi Bắc Nghệ An chưa đảm bảo đúng quy trình, quy định.

Trước tình hình dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai các biện pháp dập dịch. Chi cục đã thành lập đoàn, tổ công tác cắt cử, phân công cán bộ trực tiếp xuống các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát thực hiện công tác phòng chống dịch. Hiện đã cung ứng gần 6.000 liều vắc xin để tiêm phòng bao vây và 165 lít hóa chất phun tiêu độc khử trùng các khu vực vùng chăn nuôi; chỉ đạo các địa phương lập 7 chốt kiểm dịch và gần 3 tấn vôi bột để xử lý môi trường, không để dịch bệnh lan diện rộng…

"Mặc dù tỉnh, ngành và cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo quyết liệt nhưng nhìn chung một số địa phương vẫn còn thờ ơ với dịch bệnh, thậm chí có địa phương đứng ngoài cuộc, chỉ giao cho cán bộ thú y cơ sở xử lý nên dịch bệnh không được khống chế kịp thời, có chiều hướng diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm (đợt 2) đạt kết quả thấp, riêng vắc xin LMLM tiêm cho đàn trâu bò chỉ đạt 45,5% kế hoạch", ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh cho biết.

Cũng theo ông Hùng, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, mưa nhiều, độ ẩm cao dẫn đến nguy cơ dịch bệnh rất dễ bùng phát, đòi hỏi các chính quyền địa phương đang có dịch và chưa có dịch cần phải vào cuộc chỉ đạo quyết liệt. Theo đó, cần rà soát lại số gia súc trên địa bàn để phát hiện sớm, xử lý kịp thời mới đạt hiệu quả cao.

Đối với những địa phương có dịch chưa qua 21 ngày, cần tiếp tục theo dõi, chăm sóc chữa trị tại chỗ nhằm cách ly nguồn lây nhiễm; tạm thời đình chỉ việc mua bán, vận chuyển giết mổ gia súc trên địa bàn xã và các xã thuộc vùng bị dịch uy hiếp theo quy định… Mặt khác cần phát động đợt tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường vùng chăn nuôi tại các vùng có ổ dịch cũ và vùng có nguy cơ cao nhằm hạn chế sự phát tán, phơi nhiễm mầm bệnh…

Sau khi được UBND tỉnh ủy quyền, Chi cục Chăn nuôi và Thú y liên hệ với đơn vị cung cấp, thực hiện các thủ tục tiếp nhận, quản lý, bảo quản 30.000 liều vắc xin LMLM type O, 20.000 liều vắc xin LMLM 2 type (O,A), 30.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid, Vetvaco-Iondine, Han-Iodine, 20 tấn hóa chất sát trùng Chalorine 65%. Chi cục đã phân bổ cho các địa phương sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.