Khấm khá nhờ nuôi con “đặc sản”

(Baohatinh.vn) - Với chi phí thấp, đầu ra ổn định, mô hình nuôi dúi và chồn hương sinh sản của anh Nguyễn Văn Hùng ở thị trấn Xuân An (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.jpg
Anh Nguyễn Văn Hùng ở TDP 9, thị trấn Xuân An - chủ mô hình nuôi dúi và chồn hương.

Sau nhiều năm gắn bó với trang trại nuôi lợn, dê và thỏ nhưng không hiệu quả, anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1979, ở TDP 9, thị trấn Xuân An) luôn trăn trở tìm cho mình hướng đi mới. Tìm hiểu từ các kênh thông tin, đi tham quan học hỏi tại các cơ sở ngoài tỉnh, anh nhận thấy nuôi dúi và chồn hương có chi phí thức ăn ít, đầu ra ổn định nên quyết định đầu tư.

Nghĩ là làm, năm 2016, anh tận dụng đất vườn của gia đình và đầu tư gần 200 triệu đồng xây chuồng trại trên diện tích 120 m2 để bắt đầu với con nuôi mới. Ban đầu, anh chỉ mua 10 cặp dúi của cơ sở cung ứng giống ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) về nuôi thử nghiệm.

“Do thay đổi môi trường nuôi cùng thiếu kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nên đàn dúi bị bệnh đường ruột, chết mất 8 con. Từ đó, tôi sử dụng các loại thức ăn sạch, không hôi thối, ẩm mốc; che chắn chuồng trại đảm bảo kín gió nhằm hạn chế dúi bị mắc bệnh” – anh Hùng chia sẻ.

4.jpg
Nhờ chăm sóc tốt, dúi sinh sản mỗi năm 2 lứa, từ 3 - 5 con/lứa.

Với ý định nuôi dúi sinh sản, anh tập trung chăm sóc 6 cặp dúi còn lại. Nhờ đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, 7 – 8 tháng sau, dúi bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ 2 lứa, từ 3 - 5 con/lứa.
Theo anh Hùng, nuôi dúi khá nhàn, mỗi ngày cho ăn một lần; thức ăn chủ yếu tận dụng các loại rau củ quả trong vườn hoặc mua tre, nứa, ngô…

Sau nhiều năm tích lũy, mô hình nuôi dúi của anh ngày càng phát triển, nhân đàn. Từ năm 2020 đến nay, mỗi năm anh xuất ra thị trường khoảng 50 - 60 cặp dúi giống và một số dúi thương phẩm có trọng lượng từ 1,5 - 2 kg/con. Với giá bán 4,5 triệu đồng/cặp dúi giống đến độ tuổi sinh sản và dúi thương phẩm 500 - 600 nghìn/kg, mỗi năm trừ chi phí anh thu về gần 230 triệu đồng.

6.jpg
Chồn hương dễ nuôi, chi phí thấp

Nhằm đa dạng hóa vật nuôi, năm 2021, anh Hùng lại “khăn gói” đi các tỉnh tìm hiểu về mô hình nuôi chồn hương để nâng cao thu nhập. Sau đó, anh mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng hơn 50 ô chuồng để nuôi chồn.

Được cơ quan chức năng cấp phép, anh mua 5 cặp giống chồn hương với giá 50 triệu đồng ở tỉnh Quảng Trị về nuôi thử nghiệm. Chồn hương là loại động vật hoang dã, có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh nên không đòi hỏi kỹ thuật cao.

1.jpg
Chồn hương con hơn 2 tháng tuổi

Anh Hùng cho biết: "Trong quá trình nuôi, tôi vệ sinh sạch sẽ chuồng trại hằng ngày để chồn không bị bệnh, đồng thời thay nước uống thường xuyên. Với bản tính hoang dã, hay cắn nhau, khi chồn trường thành phải nuôi mỗi con một chuồng. Mỗi con chồn hương thuần dưỡng mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 3-5 con".

Chồn hương là loài ăn tạp nhưng anh chủ yếu cho ăn chuối chín và cá rô phi sẵn có ở địa phương. Một con chồn chỉ mất chi phí gần 2.000 đồng cho 2 bữa ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, theo anh, nuôi chồn hương sinh sản cần phải chú ý cho ăn vừa phải, không để chồn bị mập, dẫn đến khó đẻ. Trong quá trình mang thai cần bổ sung các loại vitamin tổng hợp nhằm tăng sức khỏe và khả năng đề kháng.

7.jpg
Nuôi con "đặc sản" mang lại cho anh Hùng thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Hiện tại, anh Hùng có hơn 120 con chồn hương lớn nhỏ. Thời gian này, nhiều thương lái đã tìm đến “đặt hàng” mua 30 cặp chồn giống từ 3 – 4 tháng tuổi với giá gần 10 triệu đồng/cặp. Dự kiến, tháng tới anh sẽ xuất bán, thu về khoảng gần 300 triệu đồng.

Theo anh Hùng, dúi và chồn hương là loại "đặc sản" hiện rất được thị trường ưa chuộng. Anh dự tính, sắp tới sẽ thuê 200 m2 đất của người dân để đầu tư chuồng trại nuôi thêm từ 300 – 500 con dúi và chồn hương nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Từ mô hình nuôi dúi và chồn hương của anh Nguyễn Văn Hùng ở TDP 9, thị trấn Xuân An phù hợp với khu vực dân cư vì môi trường đảm bảo, không gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các hộ xung quanh. Để khuyến khích và nhân rộng, Hội Nông dân huyện sẽ tổ chức cho các hội viên đến tham quan, tìm hiểu, đồng thời, kết nối với chủ mô hình hỗ trợ về con giống, kỹ thuật chăm sóc khi đầu tư xây dựng mô hình.

Ông Trần Văn Hiền – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Xuân

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.