(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm đến nay, mô hình nuôi chồn hương của vợ chồng chị Lê Thị Quyên ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã bán được 40 cặp chồn giống.
Cuối năm 2021, được người thân ở Hải Phòng tư vấn, hướng dẫn nuôi chồn hương, vợ chồng chị Lê Thị Quyên (SN 1974, ở thôn Hợp Phát, xã Đức Giang) đã mạnh dạn đăng ký với cơ quan chức năng để được phép nuôi. Sau khi được cấp phép, vợ chồng chị đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại rộng gần 500 m2 và mua 50 cặp giống về nuôi thử nghiệm. Chị Quyên cho biết: “Ban đầu, vợ chồng tôi gặp khá nhiều khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ từ người thân và áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên đàn chồn ngày càng sinh sôi, phát triển nhanh về số lượng. Đến nay, chúng tôi đã trở thành địa chỉ cung cấp chồn giống uy tín của khách hàng trong và ngoài tỉnh”. Sau hơn hai năm gắn bó, chị Quyên nhận thấy, điều quan trọng nhất trong nuôi chồn là hệ thống chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, đặc biệt khu vực nuôi phải sạch sẽ. Người nuôi phải am hiểu đặc tính của loài, biết được cá tính của từng con để có cách chăm sóc phù hợp, tránh để chồn bị nhiễm bệnh. Bởi hiện nay, trên thị trường chưa có thuốc đặc trị cho loài vật nuôi này. Khu vực nuôi chồn được gia đình chị Quyên thiết kế dạng lồng sắt cao khoảng 70 cm, rộng 1 m2 tùy vào số lượng nuôi nhốt. Lồng sắt được bố trí trên giá đỡ cách nền từ 0,5m để chuồng được thông thoáng, tránh ẩm thấp và tiện vệ sinh chuồng trại.
Chuồng nuôi được gia đình chị Quyên phân chia thành các khu riêng biệt: khu nuôi cá thể, khu nuôi các cặp chồn vợ chồng... Tùy giai đoạn phát triển, chị Quyên sẽ nhốt chồn trong lồng theo tỷ lệ 1-2 hoặc nhiều con.
Thức ăn của chồn hương chủ yếu là chuối chín. Ngoài ra, vợ chồng chị Quyên còn bổ sung thêm thịt gà, cá sống và cám hữu cơ để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đàn chồn. Mỗi ngày, chồn được cho ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
Theo chia sẻ của chị Quyên, một con chồn mẹ có thời gian mang thai 54 - 60 ngày, mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 3 - 4 con. Thời điểm này, chồn giống 8 tháng tuổi có giá trung bình từ 25 - 28 triệu đồng/cặp; đối với chồn nuôi lấy thịt thì khi chồn con nuôi khoảng 2 tháng có trọng lượng từ 0,6 - 1 kg là có thể bán với giá hơn 1,8 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, hiện tại gia đình chị chỉ tập trung bán con giống.
“Chi phí nuôi chồn hương khá thấp trong khi giá bán lại cao và không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc nên người nuôi sớm thu hồi vốn và cho lãi cao ở những lứa tiếp theo. Nhờ chăm sóc tốt nên trong năm 2023, vợ chồng tôi đã xuất bán được lứa chồn giống đầu tiên với 25 cặp, thu về hơn 600 triệu đồng. Còn từ đầu năm 2024 tới nay, gia đình đã bán được 40 cặp chồn giống, thu về hơn 1 tỷ đồng” - chị Quyên phấn khởi cho biết.
Cũng theo chị Quyên, hiện nhu cầu thị trường về chồn giống và chồn thịt trên cả nước rất lớn, luôn trong tình trạng khan hiếm hàng. Từ nay đến cuối năm, nếu đàn chồn phát triển tốt, sinh sản đúng chu kỳ, gia đình chị dự kiến sẽ xuất bán được khoảng 30 cặp chồn giống nữa. Nhờ tuân thủ các quy trình nuôi nên mô hình nuôi chồn hương của gia đình chị Quyên ngày càng có nhiều người đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. (Trong ảnh: đoàn công tác huyện Lệ Thủy - Quảng Bình tham quan mô hình nuôi chồn của vợ chồng chị Quyên).
Thời gian tới, vợ chồng chị Quyên dự định mở rộng diện tích nuôi lên gần 1.000 m2, quy mô khoảng 200 con chồn giống nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao cũng như nâng cao thu nhập cho gia đình.
Video: Mô hình nuôi chồn hương tiền tỷ của vợ chồng chị Lê Thị Quyên.
Mô hình nuôi chồn hương của gia đình chị Quyên là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Hiện, chúng tôi đang vận động bà con đến tham quan, học hỏi, từng bước nuôi thử nghiệm khi có điều kiện nhằm góp phần phát triển kinh tế, lan tỏa phong trào khởi nghiệp trên địa bàn xã.
Ông Nguyễn Minh Vinh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đức Giang.
Ngôi sao hợp tác xã “CoopStar Awards” năm 2025 là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đổi mới, xây chuỗi dịch vụ hiệu quả của HTX Dịch vụ nông nghiệp Quỳnh Lương (Hà Tĩnh).
Các địa phương phải báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình sản xuất, diện tích lúa nhiễm bệnh và công tác chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh về UBND tỉnh Hà Tĩnh trước 16 giờ hằng ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc - xin phòng bệnh đợt 1 năm 2025 cho đàn vật nuôi, hoàn thành trước ngày 30/5/2025.
Từ tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo CHESH, việc thực hiện các phương pháp nông nghiệp mới cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo sự bền vững cho cả hệ thống rừng, rẫy và ruộng ở Việt Nam.
Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh đề nghị, ngoài bệnh đạo ôn cổ bông, cần chủ động kiểm tra, theo dõi các đối tượng dịch hại khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Công trình đường điện thắp sáng làng quê của thôn 8, xã Hương Long, Hương Khê (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư trên 70 triệu đồng từ nguồn kêu gọi con em xa quê, đóng góp của người dân...
Hà Tĩnh tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, quy mô lớn, theo hướng liên kết vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề để huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngày càng vững mạnh, hoàn thiện bộ mặt nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Tùy tiện sử dụng giống ngoài cơ cấu, một số bà con nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vô tình tạo "mồi lửa" cho bệnh đạo ôn lá phát sinh trên nhiều diện tích lúa xuân tại địa bàn.
Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đặt mục tiêu tiếp tục củng cố, nâng chất các tiêu chí nhằm nâng cao đời sống Nhân dân.
Chuyển đổi số trong xây dựng NTM đang được Hà Tĩnh từng bước triển khai, với mục tiêu hướng đến là xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.
Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Từng được biết là vùng đất “rừng thiêng nước độc”, cụm kinh tế mới Khe Thờ (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) nay đang đổi thay nhờ phát triển kinh tế vườn đồi.
CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Hà Tĩnh đang góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo khí thế thi đua sôi nổi và lan tỏa cách làm giàu đến hội viên nông dân.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để xây tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Từ trăn trở nâng cao giá trị của lươn không bùn, ông Nguyễn Minh Hà (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư và phát triển sản phẩm lươn sấy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Nhiều sâu bệnh gây hại vụ xuân khiến nông dân Hà Tĩnh tăng dùng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến lạm dụng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng và sức khỏe con người.
Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện cấp phát, giải ngân nguồn vốn kịp thời; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng quy định.
Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Lớp tập huấn được tổ chức ở các địa phương thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ cán bộ, người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn.
Người nuôi trồng thủy sản ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút “khởi động” cho mục tiêu 3.240 tấn thủy sản nuôi trồng cả năm, trong đó vụ xuân hè sắp tới đóng vai trò chính.
Sau nhiều năm kinh doanh các sản phẩm từ nhung hươu, chị Phạm Thị Trầm (SN 1984, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đầu tư sản xuất cao xương hươu chuẩn OCOP 3 sao, được người tiêu dùng đón nhận.
Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).