Thoát nghèo nhờ nghề nuôi dúi

(Baohatinh.vn) - Bén duyên với nghề nuôi dúi từ năm 2019, đến nay, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn (SN 1984, trú thôn 1, xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang - Hà Tĩnh) đã nhân rộng mô hình lên hơn 300 con. 

Thoát nghèo nhờ nghề nuôi dúi

Anh Lê Anh Tuấn bắt đầu nuôi dúi từ đầu năm 2019.

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề này, anh Lê Anh Tuấn cho biết, đầu năm 2019, được bạn giới thiệu đến tham quan mô hình nuôi dúi ở thị trấn Vũ Quang, nhận thấy dúi là loài động vật dễ nuôi, ít công chăm sóc nên anh đã mua 3 cặp về nuôi thử nghiệm.

“Ngày mới nuôi, ngoài học hỏi từ mô hình, tôi còn tìm hiểu thêm trên các trang mạng xã hội về nguồn thức ăn, cách phòng bệnh cho dúi để tích lũy thêm kiến thức. Dẫu vậy, trong quá trình nuôi, vẫn gặp không ít khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao. Thế nhưng, nhận thấy nhu cầu thị trường của vật nuôi này luôn đắt hàng, lợi nhuận cao, tôi không bỏ cuộc mà tiếp tục "nuôi chí lớn” - anh Tuấn tâm sự.

Thoát nghèo nhờ nghề nuôi dúi

Mô hình nuôi dúi của gia đình anh Tuấn đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép.

Theo thời gian, khi đã tích lũy được kinh nghiệm, hiểu được các đặc tính của loài dúi, cuối năm 2019, vợ chồng Tuấn đã mạnh dạn mua thêm 20 con dúi giống để mở rộng quy mô. Đặc biệt, để đảm bảo các điều kiện nuôi theo quy định, anh đã chủ động xin giấy chứng nhận đăng ký nuôi động vật hoang dã.

Hiện tại, mô hình nuôi dúi của vợ chồng anh Tuấn có gần 100 chuồng nuôi. Theo anh Tuấn, một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu tre và mía nhỏ, dúi con thì khẩu phần ăn ít hơn. Ngoài ra, cho dúi ăn thêm gốc cỏ voi, ngô để có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn.

Thoát nghèo nhờ nghề nuôi dúi

Anh Tuấn thường xuyên vệ sinh khu vực nuôi để dúi luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Hơn 3 năm gắn bó với nghề nuôi dúi, anh Tuấn cho biết: "Môi trường sống của dúi phải khô thoáng, không ẩm ướt, vệ sinh sạch sẽ. Nền chuồng phải làm chắc chắn để dúi không đào trốn ra ngoài. Dúi có đặc tính thích ở nơi ít ánh sáng, khu vực nuôi càng kín thì phát triển càng nhanh.

Đặc biệt, để nuôi dúi thành công, đòi hỏi người nuôi phải thực sự chuyên tâm và theo dõi vật nuôi thường xuyên. Thời gian tách đàn dúi con, ghép đôi bố mẹ phải phù hợp. Việc lựa chọn ghép đôi cũng cần lưu ý, con đực và con cái khác dòng thì chất lượng và số lượng con giống cao hơn".

Cũng theo anh Tuấn, dúi đẻ rất dày, một cặp dúi mỗi năm sinh sản 3 lứa, mỗi lứa 3-5 con. Nhờ vậy, sau hơn ba năm nuôi, đến nay mô hình của anh đã tăng đàn lên hơn 300 con.

Thoát nghèo nhờ nghề nuôi dúi

Thức ăn của dúi chủ yếu là tre, nứa, mía...

Anh Tuấn cho biết, thịt dúi rất ngon và bổ dưỡng nên trở thành đặc sản của nhiều địa phương. Hiện nay, thị trường dúi thương phẩm nguồn cung chưa đủ cầu nên giá thành khá cao. Để có đầu ra ổn định, vợ chồng anh luôn chủ động liên kết tiêu thụ sản phẩm với nhiều nhà hàng, khách sạn tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Cũng nhờ vậy, đầu ra của mô hình luôn ổn định".

Thoát nghèo nhờ nghề nuôi dúi

Hiện tại, anh Tuấn bán dúi giống loại nhỏ với giá 800 nghìn đến 1 triệu đồng/con; còn loại đã sinh sản từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/cặp.

"Hiện tại, tôi bán dúi giống loại nhỏ với giá 800 nghìn đến 1 triệu đồng/cặp; còn loại đã sinh sản từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/cặp. Riêng năm 2021, mô hình của tôi thu về hơn 100 triệu đồng. Từ nguồn thu này giúp gia đình tôi từ hộ nghèo của địa phương vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, có điều kiện mở rộng quy mô trong thời gian tới” - anh Tuấn phấn khởi.

Thoát nghèo nhờ nghề nuôi dúi

Hiện tại, mô hình nuôi dúi của vợ chồng anh Tuấn có hơn 300 con.

Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Tuấn cho biết: “Thời gian tới, tôi phấn đấu nhân đàn lên 500 con để ổn định thu nhập những năm tiếp theo. Ngoài ra, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật về quy trình nuôi dúi cho những ai có nhu cầu, nhằm giúp bà con thoát nghèo, có cuộc sống ổn định hơn. Nếu mô hình nuôi dúi được nhân rộng trên địa bàn xã, việc đầu tiên tôi sẽ làm chính là tìm kiếm nơi tiêu thụ ổn định cho bà con”.

Nhận xét về mô hình nuôi dúi của anh Tuấn, Phó Bí thư Đảng ủy xã Quang Thọ Nguyễn Võ Thịnh cho hay: “Mô hình nuôi dúi của vợ chồng anh Lê Anh Tuấn là mô hình mới tại địa phương. Hiệu quả từ mô hình này đang mở ra hướng mới trong chăn nuôi của người dân xã Quang Thọ. Giá trị kinh tế từ nuôi dúi mang lại lớn, chi phí chăm sóc không nhiều, lại không gây ô nhiễm môi trường nên địa phương đang khuyến khích bà con trên địa bàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm để có thể nhân rộng, nâng cao thu nhập”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.