Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với “tuổi đời” hơn 25 năm, vườn cam hơn 2 ha của vợ chồng ông Phan Văn Liệu (SN 1960, trú thôn 3 - Bồng Giang, xã Đức Giang) hiện là vườn cam lâu năm nhất trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh).

Video: Vườn cam có tuổi đời hơn 25 năm của vợ chồng ông Liệu

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Theo chia sẻ của ông Phan Văn Liệu, vợ chồng ông bắt tay vào trồng cam từ những năm 1993 và là hộ trồng cam đầu tiên trên địa bàn xã Đức Giang. Ngày ấy, xã Đức Giang còn trực thuộc huyện Đức Thọ. Mới đầu, gia đình ông trồng khoảng 400 gốc cam Xã Đoài mua ở xã Nghi Diên (Nghi Lộc, Nghệ An). Đến năm 1996, nhận thấy cây cam phát triển nhanh ông đã trồng thêm 700 gốc.

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Trước đây, do chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm trồng nên vườn cam của gia đình ông cho năng suất thấp. Mãi đến năm 2010, khi cam bước đầu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, gia đình mới được tiếp cận các lớp tập huấn KHKT. Lúc đó, mới biết khoảng cách trồng giữa mỗi cây phải cách nhau từ 2,5 - 3m, có rãnh thoát nước để tiêu úng và dễ bón phân... Đặc biệt, trong quá trình trồng, phải tiến hành bấm tỉa những cành sâu bệnh, cành khuất sâu trong tán và cành vượt để cây được khỏe mạnh, cho chất lượng quả tốt.

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Hiện tại, vườn cam của ông Liệu có diện tích hơn 2 ha với hơn 1.000 gốc, tất cả đều có tuổi đời trên 25 năm. Nhờ chăm sóc tốt nên những gốc cam cổ thụ của gia đình ông luôn phát triển tốt, thân to đều, mỗi cây cao khoảng 2 - 2,5m, tán rộng chừng 2 - 3m.

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Ông Liệu cho biết: "Thân cây chắc khỏe sẽ giúp cam đậu quả cao qua từng vụ. Bởi vậy, mặc dù cam của gia đình tôi đã có tuổi đời lâu năm nhưng năng suất vẫn luôn đạt cao, không thua kém các giống cam mới trồng trên địa bàn huyện, thậm chí một số năm năng suất còn vượt trội hẳn. Đặc biệt, cam của tôi gần như không bị sâu bệnh, quả luôn đẹp, chất lượng tốt nên rất được thương lái, khách hàng tin tưởng thu mua".

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Minh (SN 1967, vợ ông Liệu) chia sẻ: "Thời điểm từ năm 2012 đến năm 2015, mỗi năm, vườn cam của gia đình tôi thu về gần 1 tỷ đồng. Thời điểm đó, người trồng cam trên địa bàn huyện còn ít, thương lái và khách hàng chủ yếu tìm đến gia đình để thu mua, có những lúc, cam "cháy hàng" không có để bán. Còn những năm sau này, do diện tích trồng cam ngày càng được nhân rộng nên giá cam đã “hạ nhiệt”. Tuy vậy, vườn cam của gia đình nhờ xây dựng được thương hiệu từ trước nên vẫn giữ được mức giá ổn định".

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Để tạo ra sản phẩm chất lượng, đặc trưng riêng của những gốc cam gắn mác “cổ thụ”, ngoài việc chủ động chăm sóc vườn cam mỗi ngày, vợ chồng ông Liệu còn học hỏi thêm kỹ thuật trồng từ các lớp tập huấn, thường xuyên trao đổi với các chuyên gia nông nghiệp để kịp thời khắc phục các loại bệnh trên cam khi mới xuất hiện.

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Vườn cam của ông Liệu không áp dụng công nghệ tưới tự động, nhỏ giọt như những mô hình trồng cam khác trên địa bàn tỉnh, trong những ngày nắng nóng, ông trực tiếp dùng vòi để tưới cho vườn cam rộng 2 ha, với hơn 1.000 gốc của gia đình. Theo ông Liệu, việc dùng vòi để tưới, sẽ giúp cam có đủ và đều nước, trong quá trình tưới từng gốc sẽ giúp ông kiểm tra được sự phát triển của từng gốc cam. Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ giúp việc làm cỏ, bón phân không bị vướng vào hệ thống vòi tưới

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Được biết, hiện tại gia đình ông Liệu đang sản xuất cam theo quy trình công nghệ Ong Biển, sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất theo tiêu chuẩn 4 không: Không phân bón hóa học, không chất kích thích, không thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ.

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Mỗi năm, vợ chồng ông bón phân cho cam 3 lần, tùy vào từng thời điểm mà lượng phân bón cho cây sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, bình quân khoảng 10 - 12kg phân Ong Biển/cây.

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Minh cho biết: "Loại phân bón Ong Biển giúp cam ra hoa đồng loạt, sai quả, đồng thời giúp cam tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh tốt; giúp hạn chế hiện tượng rung hoa và trái non. Đặc biệt, trong quá trình canh tác sẽ không tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Bên cạnh đó, giúp đất màu mỡ, tơi xốp, hạn chế một số nấm bệnh trong đất và giúp tăng tuổi thọ cho cây cam".

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Để cam có thể hấp thụ hết dưỡng chất và thuận tiện cho việc bón phân, vợ chồng ông Liệu đã vanh tròn quanh gốc, với chiều rộng 2m².

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Ông Liệu chủ động chiết cành từ những gốc cam trưởng thành để mở rộng thêm diện tích trong thời gian tới.

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Minh cho biết: "Mỗi năm, gia đình tôi cung cấp ra thị trường khoảng 30 tấn cam, trừ hết chi phí, thu về trên 700 triệu đồng. Vụ cam năm nay, mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều nơi bị ảnh hưởng nhưng nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn cam nhà tôi vẫn trĩu quả, sinh trưởng và phát triển tốt, ước đạt sản lượng cao, khoảng 35 tấn”.

Ngắm vườn cam hơn 25 năm tuổi của vợ chồng nông dân Hà Tĩnh

Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Đức Giang Nguyễn Minh Vinh (áo xanh) cho biết: "Vườn cam của vợ chồng ông Liệu đã có từ lâu, trước những năm thành lập huyện. Đến nay, vườn cam của gia đình đã đón nhiều đoàn liên ngành của huyện và của tỉnh về tham quan, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Liệu, bà Minh còn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, tư vấn khoa học - kỹ thuật để cùng nhau phát triển kinh tế vườn đồi".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.